Vùng toulouse ở Tây Nam nước Pháp là nơi đặt trụ sở chính của airbus và cũng là nơi hoàn thành lắp ráp A380 - chiếc máy bay lớn và đắt nhất thế giới.
Cơ sở rộng 185 mẫu của Airbus nằm ở rìa sân bay Toulouse. Tại đây, các kỹ sư gắn kết các thành phần với nhau, bao gồm cả động cơ, thiết bị hạ cánh, hệ thống dây điện bên trong và thử nghiệm bộ phận điều khiển. Bên trong rộng tới mức chứa được đến 8 máy bay.
Đây là một chiếc A380 dành cho hãng Emirates. Cánh đuôi và vỏ động cơ là hai trong số ít bộ phận được sơn sẵn trước khi đến đây. Thân máy bay sẽ được sơn ở Hamburg, Đức sau khi bay thử chuyến đàu tiên.
Tại khu vực này, người ta gắn bốn động cơ khổng lồ do Rolls-Royce sản xuất. Nhà xưởng yên tĩnh đáng ngạc nhiên vì rất ít công nhân làm việc.
Một máy bay A380 khác gần đó của Singapore Airlines. Một khi việc lắp ráp hoàn tất, nó sẽ được đưa ra bên ngoài - nơi hoàn thành thêm nhiều công việc khác.
Bên trong lỗ nhỏ này là động cơ điện phụ trợ (hay gọi là APU). Nó cung cấp điện cho máy bay khi động cơ không hoạt động và được sử dụng để khởi động động cơ.
Hành lý sẽ được đưa vào khoang máy bay qua cánh cửa này.
Nhóm phóng viên bước vào khoang hành khách thông qua một cửa ở tầng dưới. Máy bay A380 có 2 tầng dành cho hành khách.
Nội thất vẫn chưa được hoàn tất bên trong khoang. Vẫn còn thiếu ghế ngồi, bếp, nhà vệ sinh, và một quầy bar hạng sang (đối với hãng Emires). Các kỹ thuật viên sử dụng các xe đẩy chứa nhiều bóng đèn để kiểm tra.
Và đây là tầng trên.
Các cửa số ở thân được cắt trước khi đưa đến Toulouse. Ba phần thân máy bay được sản xuất ở Đức và các nơi khác ở Pháp, cánh ở Anh và đuôi ở Tây Ban Nha.
Tầng trên còn để trống và nhìn có vẻ rất dài và sâu như không có điểm dừng. Sau khi hoàn thành chuyến bay thử nghiệm, nó sẽ được chuyển đến Hamburg để lắp đặt các thiết bị nội thất và giao cho khách hàng. Nếu muốn sở hữu một "em" A380 kèm nội thất "thửa" riêng, bạn cần chi ít nhất 437 triệu USD.
Mỗi cánh máy bay dài 45,72 mét, dài đến nỗi không thể đưa vào trong ống kính góc rộng của máy ảnh. Trong quá trình lắp ráp lần cuối, phi hành đoàn sẽ kiểm tra hoạt động của các cánh tà, cánh phụ và đuôi lái.
Cận cảnh phần đuôi máy bay. Nhờ có các thiết bị nâng đỡ người lên xuống, các công nhân dễ dàng tiếp cận hết các bộ phận.
Thiết bị cất hạ cánh được nâng lên khỏi mặt đất.
Mỗi chiếc A380 có 22 bánh xe để hỗ trợ trọng lượng máy bay khi đang trên mặt đất.
Khung cảnh bao quát xưởng sản xuất máy bay.
Một bên cánh vừa được mang tới từ nhà máy Airbus ở xứ Wales và đang đợi lắp ráp vào thân.
Những giá treo này được sử dụng để gắn các động cơ của máy bay vào cánh.
Đây là mẫu máy bay A350, mới nhất của hãng Airbus. Nó bắt đầu đưa vào sử dụng năm 2015.
Chiếc A350 được làm từ vật liệu composite nên hoàn toàn màu vàng nhạt.
Khoảng 8 tháng sau, những bộ phận này sẽ được lắp ráp vào những máy bay A380 hoàn chỉnh, bắt đầu bay cho hãng Qatar Airways.
Airbus đang thiết kế một chiếc taxi bay tự động lái
Có thể bạn quan tâm: