Mình xài Android cũng được 5 năm từ khi Android ra mắt phiên bản 1.6 cho tới bây giờ là 5.0 Lolipop. Kinh nghiệm của mình từng trải trên khá nhiều thiết bị từ cao cấp cho tới những thiết bị "hell-level" cho nên cũng đúc kết được một số thói quen hay cách trị bệnh cho các thiết bị Android. Đừng chê hay ghét bỏ mà hãy trở thành một người dùng thông minh.
Khởi động lại máy định kì
Có lẽ việc khởi động lại máy là việc ai cũng có thể làm được. 2 ngày khởi động lại máy 1 lần, hay 1 ngày 1 lần càng tốt. Vào lúc nào? Rất đơn giản mỗi tối bạn sạc pin cho điện thoại đến sáng dậy việc đầu tiên là khởi động lại máy cái đã, trong lúc chờ bạn có thể dọn dẹp lại chỗ ngủ và đánh răng.
Tác dụng? Việc khởi động lại máy giúp cho Android có thể giải phóng các file cache, refresh lại máy, hiểu đơn giản là vậy. Một việc làm nhỏ mất 2p thôi nhưng mang lại hiểu quả.
Khôi phục cài đặt gốc
Cách này chỉ áp dụng đối với các máy đời thấp. Khôi phục cài đặt gốc không làm mất dữ liệu cá nhân của bạn mà chỉ xóa sạch các ứng dụng, bạn có thể backup rất dễ dàng trước khi khôi phục. Khi điền email vào thì Google sẽ bắt đầu đồng bộ lại dữ liệu cho bạn.
Task Killer? hãy quên những ứng dụng đó đi
Mình đã từng xài qua nhiều ứng dụng task killer nhưng không hề có tác dụng gì quá to tác thậm chí còn vô tình khiến hệ điều hành chạy lại những chương trình cần thiết. Hãy sử dụng task manager có sẵn nếu cảm thấy cần. Và nếu đã sử dụng những máy Android cao cấp bạn đừng lo về việc ứng dụng chạy ngầm, xài smartphone mà đâu phải xài stupid phone?
Không để quá nhiều widget ngoài homescreen
Càng để nhiều widget khi bạn lướt qua lại homescreen sẽ rất là lag. Các máy cao cấp cũng hơi khựng nhé, mình thử với Note 3, S5, G3 rồi, khựng nhưng qua rất nhanh, bạn để ý mới cảm giác được.
Thay Launcher
Các OEM như Samsung, HTC,..đều có những launcher tùy biến của riêng hãng. Thông thường các launcher này khá là nặng một trong những nguyên nhân gây lag. Vì vậy hãy thay launcher gốc bằng Nova Launcher hoặc Apex Laucnher tận hưởng sự khác biệt.
Bỏ đi các hiệu ứng chuyển cảnh
Thủ thuật này áp dụng cho Android 4.1 trở lên. Bạn có thể vào phẩn About Phone -> Build Number (thông tin thiết bị -> số hiệu bản tạo) và nhấp 7 lần để có được Developer Option (tùy chọn nhà phát triển) tìm 3 dòng:
- Window animation scale
- Transition animation scale
- Animator duration scale
Không để bộ nhớ máy quá đầy
Đây có lẽ là nguyên nhân thường gặp nhất trên các thiết bị giá rẻ hay tầm trung. Khi bộ nhớ máy đầy thiết bị Android của bạn sẽ hoạt động chậm chạp hơn khá nhiều, tác vụ truy xuất dữ liệu sẽ gặp tình trạng thắt lại.
Lời khuyên nên lựa chọn những ứng dụng phù hợp nhu cầu, không xài quá nhiều ứng dụng mà đôi khi bạn không bao giờ đụng tới.
Root máy, Uprom và bỏ đi các Bloatware (Power User)
Một số thiết bị chạy Android thường được cài nhiều chương trình của nhà sản xuất mà bạn không bao giờ đụng tới. Hãy root máy và bỏ đi các ứng dụng này. Uprom mới cũng cải thiện rất nhiều cho thiết bị của bạn, với rom cook bạn có nhiều tính năng hơn nhưng đánh đổi lại bạn mất bảo hành và một vài rom cook chưa ổn định sẽ khiến bạn khó chịu. Ngoài ra bạn có thể sử dụng những phần mềm như Greenify để đưa ứng dụng vào ngủ đông.
Bài viết này mình viết cho những bạn đang cảm thấy thiết bị Android của mình quá lag, khó khăn khi sử dụng hay những bạn mới mua máy muốn giữ độ mượt suốt đời. Chúc các bạn vui vẻ hơn khi sử dụng Android và tận dụng được hết điểm mạnh.
Có thể bạn quan tâm: