Bàn phím bị kẹt nút/liệt phím
Trong trường hợp bàn phím bị kẹt nút/liệt phím, người dùng nên tháo các con ốc ở mặt trước (nếu có) và mặt sau bàn phím laptop bị hỏng một cách cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm rơi linh kiện này.
Tiép đó gỡ tất cả các phím ra khỏi bảng mạch, làm vệ sinh chúng và lắp các bộ phận lại như ban đầu.
Còn trong trường hợp liệt phím do đứt mạch kết nối thì việc cần tiến hành ngay là vẽ lại mạch cho các nút bấm. Sau khi đã tháo rời các nút bấm, người dùng nên đối chiếu vị trí các phím bị liệt trên bảng mạch để dò đường dẫn mạch.
Theo lời khuyên của anh Tiến Thành, chủ một cửa hàng sửa chữa máy tính thì “bảng mạch là tấm nhựa nên không thể dùng máy để hàn tất cả các mạch phím. Nên dùng bút chì có độ mền thấp (ví dụ như loại 5B hoặc bút chì trang điểm) để tô lại các mạch phím bị đứt”.
Cũng theo anh Thành thì sau khi tô lại mạch phím bấm, người sử dụng nên dùng keo Silicone hoặc keo dẫn điện phủ lên các mạch này. Sau khoảng vài giờ khi mạch đã khô hẳn mới tiến hành lắp lại bàn phím laptop.
Bàn phím bị vỡ nút bấm
Trong trường hợp này chỉ những nút bấm bị vỡ là không thể sử dụng còn lại tất cả các nút bấm trên bàn phím vẫn hoạt động bình thường. Để xử lý sự cố này người dùng cũng cần tiến hành vệ sinh bàn phím cành sớm càng tốt.
Đầu tiên người sử dụng úp ngược bàn phím và dùng tay lắc mạnh để các mảnh vụn từ phím bấm bị vỡ ra khỏi bàn phím. Tiếp đến dùng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch các khe, đường nứt giữa các phím. Việc tháo và làm vệ sinh toàn bộ phím bấm cũng rất cần thiết trong trường hợp này.
Bàn phím bị dính nước
“Nếu vô tình làm đổ nước vào bàn phím, bạn nên tắt máy tính ngay lập tức bởi nước ở bàn phím có thể tiếp xúc với các mạch điện tử và làm hư hại thiết bị điện tử này. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ góp phần ngăn chặn khả năng mất dữ liêu trên máy tính”– Anh Gia Thịnh, nhân viên kỹ thuật của bệnh viện tin học cho biết.
“Sau đó hãy lấy ngay một cái khăn khô lau nước để giảm nguy cơ chất lỏng này rơi vào khe làm liệt bàn phím. Nhưng không nên lắc máy tính mà nghiêng máy thật nhẹ nhàng để nước rớt ra ngoài thông qua khe giữa các phím bấm”.
Anh Thịnh cũng khuyên bạn đọc sử dụng một chiếc máy sấy tóc để làm khô nước còn đọng lại trên bàn phím laptop. Tuy nhiên bạn đọc cần lưu ý là nên điều chỉnh máy sấy ở nhiệt độ vừa phải, không sấy quá nóng sẽ làm chảy các phần nhựa bên trong.
Sau đó hãy chờ tiếp 3 – 4 ngày rồi mới bật lại laptop để dùng tiếp nhằm đảm bảo rằng bàn phím đã hoàn toàn khô. Nhưng trong trường hợp này, bạn đọc nên sao lưu tất cả dữ liệu ngay khi máy tính hoạt động trở lại bởi nó vẫn có nguy cơ hư hỏng vĩnh viễn bất kỳ lúc nào.
Theo VnMedia
Có thể bạn quan tâm: