Linus Phillip, chủ sở hữu của chiếc điện thoại nói trên bị bắn chết bởi một sĩ quan cảnh sát hồi tháng 3/2018, mà theo nhà chức trách là do anh ta lái xe bỏ chạy và suýt tông phải một cảnh sát trước khi bị soát người. Ở nhà tang lễ, hai nhân viên cảnh sát đã nâng tay Linus lên để chạm vào đầu đọc vân tay của máy nhằm mở khóa điện thoại. Tuy nhiên, họ đã không thể mở khóa máy.
Model và nhãn hiệu của chiếc điện thoại không được tiết lộ, nhưng đây có thể là một chiếc iPhone. Tính năng Touch ID của Apple sử dụng cả dòng điện chạy bên dưới da để nhận diện vân tay, nên trong trường hợp người chết, vân tay không thể mở khóa điện thoại.
Trong trường hợp FaceID, máy sẽ không mở khóa nếu bạn không nhìn vào nó.Theo thông tin được đăng tải trên tờ báo địa phương, các nhân viên cảnh sát muốn xem xét thông tin trong chiếc điện thoại như một phần của cuộc điều tra về cái chết của Linus, cũng như về một cuộc điều tra khác có liên quan đến thuốc phiện. Vợ của Linus nói rằng sau những gì đã xảy ra, cô cảm thấy bị xúc phạm và không được tôn trọng.
Trong khi đó, các luật sư đồng ý rằng hành động của cảnh sát là đúng luật, nhưng không phù hợp. Charles Rose, một giáo sư trường Đại học Luật Stetson nói rằng người ta không thể sở hữu tài sản khi chết, nên Điều sửa đổi thứ 4 trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ không thể áp dụng. Điều luật này quy định về quyền của con người được đảm bảo về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam.
Hóa ra từ đây mà Apple nghĩ ra tính năng trượt để mở khóa huyền thoại