Hedy Lamarr làm cho những chiếc smartphone mà chúng ta đang sử dụng hôm nay trở thành hiện thực.
Thường được gọi là “người phụ nữ đẹp nhất thế giới” bởi người hâm mộ và đồng nghiệp, nữ diễn viên thuộc thời đại Golden Age của Hollywood - Hedy Lamarr – lại không thích danh hiệu này. Từng đóng trong những bộ phim như Samson and Delilah, Tortilla Flat, I Take This Woman, Come Live with Me… và là một diễn viên nổi tiếng, nhưng bà dành thời gian để phát minh thay vì tham gia vào các buổi tiệc tùng.
Hedy Lamarr trong bộ phim "I Take This Woman" vào năm 1940.Bà là người đã cải thiện thiết kế đèn giao thông, phát minh viên sủi, nâng cấp đôi cánh cho máy bay Howard Hughes, nhưng thành tựu quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất chắc chắn là phương pháp chuyển đổi tần số - tiền thân của Bluetooth, Wi-Fi và GPS, những thứ đang nằm trong điện thoại của bạn ngày nay.
Và Bombshell, bộ phim tài liệu vừa được trình chiếu chỉ tại Úc và Anh được tung ra để nhắc cho chúng ta nhớ về điều đó. Alexandra Dean, đạo diễn của bộ phim này cho biết đây là một thử thách lớn bởi đây là lần đầu tiên bà làm đạo diễn trong sự nghiệp của mình, với mục tiêu trao cho Hedy Lamarr danh tiếng xứng đáng với những thành tựu đã đạt được.
Trailer của bộ phim tài liệu Bombshell.
Bộ phim này nhắc lại những tình tiết về cuộc đời của Hedy Lamarr, từ tuổi trẻ ở Áo khi còn mang cái tên Hedwig Kiesler, đóng bộ phim đầu tiên vào năm 19 tuổi và cưới Fritz Mandl, chủ một hãng sản xuất vũ khí về sau hợp tác với Đức quốc xã. Không thể chấp nhận được điều này, cô ly hôn và bỏ trốn, rồi gặp gỡ Louis B.Mayer - đồng sáng lập hãng MGM trên tàu sang Mỹ.
Ở Mỹ, Hedwig Kiesler đổi tên thành Hedy Lamarr, và cô gặp George Antheil, một người có cùng niềm đam mê phát minh như mình vào năm 1940, trước khi nước Mỹ tham gia vào Thế chiến 2.
Hedy Lamarr (giữa), George Antheil (áo vest đen) và Boski, vợ của George (thứ hai từ trái sang).Cả hai quyết định giúp đỡ quân Đồng minh chống lại Phát xít. Lấy ý tưởng từ những tấm thẻ đục lỗ cho đàn piano, họ phát triển một thiết bị có khả năng dẫn đường ngư lôi đến mục tiêu bằng tín hiệu radio có khả năng “nhảy” giữa 88 tần số khác nhau. Sự thay đổi liên tục này nhằm khiến kẻ địch không thể khóa được quả ngư lôi trước khi nó phát nổ.
Với phát minh này, cả hai nhận được bằng sáng chế số US2292387A vào năm 1942, và trao tặng phát minh của mình cho Hải quân Mỹ. Dù được xem là rất hiệu quả, đủ để chính phủ mỹ xem là phát minh tuyệt mật, nó không hề được sử dụng trong Thế chiến 2 cho đến tận năm 1962.
Nhưng cả Hedy và George đều không nhận được một xu nào từ phát minh của mình khi cả thế giới đều sử dụng nó, bởi Wi-Fi, Bluetooth và những phương thức liên lạc không dây khác đều dựa trên bằng sáng chế này của Hedy.
“Một số người bị xóa sổ và rơi vào quên lãng,” Alexandra nói. “Hedy là một trong những người đó.”
Phải đến hàng chục năm sau, tài năng của Hedy mới được thừa nhận. Vào năm 1997 khi bà đã 82 tuổi,. Electronic Frontier Foundation vinh danh bà bằng hai giải thưởng danh dự cho những thành tựu đã đặt được. Bà mất 3 năm sau đó, nhưng bây giờ, cả Hedy và George đều đã được công nhận rộng rãi là những người phát minh ra “đổi tần số”, điều mở đường cho sự phát triển của Wi-Fi, Bluetooth và GPS.
Bức vẽ doodle của Google nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh Hedy Lamarr.Đến năm 2014, tên tuổi của bà được đưa vào National Inventors Hall of Fame. Có một giải thưởng mang tên Hedy Lamarr Award for Innovation in Entertainment Technology, dành cho những người phụ nữ có những phát kiến lớn trong công nghệ và giải trí. Vài năm trước đây, Google cũng đã vinh danh Hedy bằng một bức vẽ doodle trên trang chủ của mình nhân dịp 101 năm ngày sinh của bà.
Vì thế, nếu bạn đang đọc bài viết của Kul.vn trên điện thoại của mình, hãy nhớ rằng bạn có thể làm được điều này là nhờ Hedy Lamarr.
Google vừa tung ra Android P, và bạn có thể tải nó về ngay bây giờ