Mỗi nốt nhạc đều do vật phát âm rung động ở tần số nhất định tạo nên, giá trị tần số xác định cao độ của nốt nhạc, tần số cao thì nốt nhạc cao. Mỗi nốt nhạc đều có độ ngắn, dài (nhanh, chậm) khác nhau; trong một ô nhịp, sự luân phiên các nốt có độ dài khác nhau tạo nên tiết tấu. Ngoài ra, nó còn cường độ (to, nhỏ) mang lại ý nghĩa âm nhạc khác nhau. Và mỗi giọng người, nhạc cụ đều cho màu sắc âm thanh (âm sắc) khác. Âm sắc dùng để phân biệt giọng người, giọng đàn, giọng loa…
Người chơi phải lưu ý cách chọn mua dàn karaoke đáp ứng tốt nhất bốn thuộc tính cơ bản trên. Một đầu phát như mâm đĩa than hay đầu băng cassette chạy sai tốc độ sẽ cho cao độ sai, đầu quay chạy nhanh hơn chuẩn thì cho cao độ cao hơn chuẩn và ngược lại. Ngay cả đầu CD cũng có cái chạy nhanh hơn hay chạy chậm hơn tốc độ chuẩn. Người nghe có thể so nốt nhạc mà bộ dàn phát ra với thanh la hoặc đàn piano đã được lên dây chính xác để kiểm tra cao độ của đầu phát. Đáng nói là, nhiều thiết bị rất đắt (kể cả mới 100%) không áp dụng tinh chỉnh thủ công trong quá trình sử dụng ( cố định tốc độ được cho là chuẩn) cũng có thể mắc lỗi sai tốc độ, nhất là khi điện nguồn có vấn đề.
Khi thấy thiết bị xử lý trường độ có vấn đề (nghe thấy bản nhạc chơi bị rối chẳng hạn) thì hoặc người chơi đã chơi sai hoặc là thiết bị sai. Những lỗi này rất khó bị sót vì quá trình thu thanh, biên tập và kiểm nghiệm sản phẩm đều rất khắt khe… Cho nên, có thể lỗi phát sinh từ quá trình sử dụng thiết bị. Cùng một loại nhạc, nếu được vặn to hơn, có thể sẽ nghe hay hơn nhưng cần nghe ở mức âm thanh chưa bị méo (chưa sai cao độ). Nghe ở mức bình thường mà thấy âm thanh không chuẩn là phải rất cảnh giác.
Về âm sắc, tốt nhất là chọn đôi loa karaoke, bộ dàn trung tính, không áp đặt âm sắc của mình lên “đầu ra”, chỉ thể hiện tốt nhất những gì được bản thu thanh cất giữ vì đây là điều kiện để có âm thanh trung thực, giống với tự nhiên. Tất cả giọng đàn, giọng người đều được giữ đúng như chúng vốn có và việc này phải diễn ra ở mọi cung bậc cao độ, trường độ (tiết tấu dù nhanh hay chậm đến đâu) và cường độ (to nhất, nhỏ nhất…). Để kiểm tra âm sắc, người ta thường sử dụng những bài diễn của dàn trống nhạc nhẹ thường rất đa dạng hoặc nghe lâu, nghe nhiều tác phẩm được thể hiện bằng các loại nhạc cụ, ca sĩ khác nhau.
Với trường hợp mua dàn âm thanh để nghe lâu dài, có 2 dạng người nghe: Nhóm thứ nhất là “sĩ diện”, không thích mua hàng cũ – nhóm này luôn phải trả giá cao cho các món đồ và có thể phải chịu lỗ đến hai phần ba giá trị bộ dàn khi nâng cấp, trong khi việc nâng cấp gần như sẽ xảy ra với bất cứ người nghe nào, chỉ khác là sớm hay muộn. Nhóm thứ hai, ngân sách không cho phép mua hàng nhập ngoại, phải tìm đồ đã qua sử dụng còn tốt nhưng không tiếp cận được chất âm đương đại mặc dù có thể mua rẻ tới cả chục lần so với mua mới. Trong mọi trường hợp, nhất là với người mua lần đầu, phải cảnh giác với các bộ dàn “nịnh tai”, thoạt nghe rất thích nhưng sau đó cũng rất chóng chán.
Không phải cứ đồ mới là hay hơn đồ cũ, nhưng mua đồ mới thì chắc chắn, có bảo hành và sẵn linh kiện thay thế, thời gian sử dụng cũng sẽ kéo dài hơn… Nhưng cũng có rất nhiều món đồ cũ rất hay, đạt mức “huyền thoại” khi được phối ghép trong đội hình lý tưởng. Người nghe giỏi thường có trình độ phối ghép cao, bất chấp mới cũ và luôn đạt hiệu quả âm thanh cao nhất. Họ cũng đủ năng lực tài chính để mua đồ mới cho bộ dàn của họ để vừa có chất âm đương đại đúng ý (luôn tiến bộ thực sự theo năm tháng) vừa có những chất âm vượt thời gian của trang thiết bị đã đạt đỉnh.
Nguồn: vod-karaoke.com
Có thể bạn quan tâm: