Điểm mạnh
Điểm yếu
- Xuất hiện nhiễu nhiều
- Ống kính kit có cơ chế lấy nét tay khó điều chỉnh
- Không tích hợp Wi-Fi
Tính năng chính: Cảm biến CMOS 24.2MP APS-C-sized; Màn hình LCD TFT 3-inch 921k-điểm; Ngàm Nikon F; ISO 100-12,800 (mở rộng đến 25,600); quay video độ phân giải Full HD 1080p.
Hãng sản xuất: Nikon
Nikon D3300
Nikon D3300 có độ phân giải cao, tuy nhiên vẫn còn một vấn đề khác ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hình. Nikon đã gỡ bỏ kính lọc chống nhiễu loạn quang học trên D3300. Kính lọc này có nhiệm vụ loại bỏ các nhiễu loạn quang học tuy nhiên đổi lại, nó sẽ làm giảm độ sắc nét của hình ảnh. Và ngày nay, các nhà sản xuất thường có xu hướng gỡ bỏ bộ kính lọc này đi để gia tăng độ nét hình ảnh, dựa vào độ phân giải lớn của cảm biến để đối phó với tình trạng nhiễu loạn quang học trong nhiếp ảnh.
Chính vì thế mà D3300 với độ phân giải cao, có khả năng ghi lại rất nhiều chi tiết, có thể sánh ngang với nhiều loại máy ảnh cao cấp và đắt tiền hơn.
Điểm khác biệt giữa Nikon D3200 và D3300?
Độ phân giải của D3300 có thể gần giống với D3200, tuy nhiên D3300 có một loạt các nâng cấp khác nhau. Đầu tiên đó chính là bộ xử lý hính ảnh mới Expeed 4, bộ xử lý nhanh nhất hiện tại của Nikon, nâng cấp khả năng nhạy sáng ISO của D3300 lên mức cực kỳ ấn tượng với ISO tối đa 25,600 và tốc độ chụp đạt 5fps – chưa phải cao nhất nhưng vẫn rất ấn tượng với một chiếc máy nghiệp dư. Ngoài ra cũng có thêm các chế độ flash tự động, bao gồm cả tùy chọn dùng flash đánh bù sáng.
D3300 vẫn còn giữ lại nhiều điểm giống với mẫu máy tiền nhiệm. D3300 có hệ thống lấy nét tự động 11 điểm, màn hình 3” 921k điểm ảnh và cảm biến đo sáng 420 pixel RGB. D3300 chụp ảnh định dạng JPEG và định dạng Raw 12-bit, lưu trữ vào thẻ nhớ SD, SDHC hoặc SDXC.
D3300 cũng có một nhược điểm lớn so với mẫu tiền nhiệm: đó chính là không tích hợp Wi-Fi. Trong khi các mẫu máy khác của Nikon được tính hợp Wi-Fi như D5300, thì công nghệ này lại không được đem lên D3300, vẫn hoạt động với bộ Wi-Fi gắn ngoài WU-1a, giá 40 Bảng. Đây không phải là một nhược điểm quá lớn, nhưng nếu bạn muốn mua máy thì cũng nên xem xét.
Ngoài ra còn có một loại các tùy chọn phụ khác trên D3300. Bạn có thể sử dụng thiết bị Nikon GP-1 để đánh dấu vị trí địa lý của hình ảnh. Bên cạnh đó còn có một số chế độ chụp được bổ sung thêm.
Nikon đã ra mắt mẫu ống kit mới để làm thành một cặp với D3300, ống kính F-S DX NIKKOR 18-55mm f/3.5-5.6G VR II, một chiếc ống kính có độ nét ấn tượng và khoảng cách lấy nét tối thiểu 25cm (lấy nét tay) và 28cm (lấy nét tự động). Vì D3300 không có mô tơ lấy nét tự động nên máy cần phải kết hợp với các ống kính AF-S để có khả năng lấy nét tự động.
Nikon D3300: Thiết kế
Các phím điều khiển của D3300 cho thấy nó là một chiếc DSLR nghiệp dư, D3300 chỉ có các nút bấm và phím xoay đơn giản với số lượng tối thiểu. Cũng giống như các máy Nikon khác, các phím menu, phím xem lại được đặt ở bên trái màn hình LCD, và các phím điều hướng được đặt ở bên phải. Các thao tác vẫn nhanh như trên các mẫu máy trước và không có gì phải phàn nàn.
Máy có một số các nút bấm trực tiếp để thực hiện các cài đặt tuy nhiên cũng không nhiều. Mặt trên của máy có một phím xoay điều khiển độ bù sáng, phím xoay chọn chế độ, phím chụp,… Ngoài ra cũng có một phím ở mặt trước có thể tùy chỉnh (mặc định là phím điều chỉnh ISO), phím cài đặt flash. Tất cả các menu cài đặt hình ảnh được hiển thị trên màn hình LCD.
Vì đây là một máy DSLR nghiệp dư nên cũng được thêm vào một số tính năng giúp cho những người mới chụp có thể hiểu rõ hơn về máy. Một tính năng tốt nhất đó chính là phím “?” để giải thích về mỗi cài đặt của máy, đơn giản và nhanh chóng.
Về kích thước, D3300 có kính thước khác với D3200. D3300 mỏng hơn 1mm, ngắn hơn 1mm, cao hơn 2mm, và nhẹ hơn 25g.
D3300 không giảm trọng lượng đáng kể so với D3200 tuy nhiên kích thước giảm đi nhiều; Nikon cho biết ống kính mới nhỏ 30% và nhẹ hơn 25% so với ống kính trước đó. Nhờ vậy toàn bộ thân máy và ống kit được giảm trọng lượng tương đối, tiện di chuyển, sử dụng và sẽ làm cho những ai đang xem xét mua một chiếc máy ảnh compact nhỏ gọn phải nghĩ lại.
Nikon D3300: Hiệu năng hoạt động
Hầu hết các máy trong seri D3000 của Nikon sử dụng hệ thống lấy nét tự động 11 điểm Multi-CAM 1000, và D3300 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Có thể bạn cho rằng ngày nay sử dụng hệ thống 11 điểm là quá ít, và bạn có thể đúng, tuy nhiên trên thực tế chúng tôi có rất ít lời phàn nàn về hệ thống lấy nét tự động của D3300. Hệ thống này làm việc rất tốt ở ánh sáng mạnh, mặc dù tốc độ không nhanh như chớp mắt nhưng cũng vừa đủ nhanh cho những ai sử dụng nó.
Ở điều kiện ánh sáng yếu hệ thống bắt đầu gặp một chút khó khăn. Không may thay, khi chụp phong cảnh yêu cầu lấy nét bằng tay thì ống kính kit mới sẽ làm bạn thất vọng. Các vòng điều khiển khá nhỏ và khó sử dụng, nếu bạn muốn lấy nét bằng tay thì tốt hơn hết hãy thử một ống kính khác.
Tuy nhiên mặt khác, ống kit hoạt động khá tốt. Ảnh cho ra cực kỳ sắc nét ở khu vực trung tâm, ở vùng ngoài rìa ảnh, độ nét có giảm đi một chút tuy nhiên vẫn nằm ở khoảng chấp nhận được và được ghi nhận ở thông số ống kính, và hơn hết hiệu suất hoạt động của ống kính này tốt nhất trong các loại ống kit.
Màn hình LCD của D3300 giống hệt của D3200 – độ phân giải 921k điểm ảnh với kích thước 3”. Màn hình này khá tốt, sáng, rõ ràng và có độ tương phản vừa phải. Khung ngắm trên D3300 được chau chuốt hơn, với độ điều chỉnh cận 0.85x. Khung ngắm sáng và rõ ràng giúp tôi cải thiện được những khó khăn vừa nói ở trên khi lấy nét bằng tay, và chắc chắn khung ngắm này sẽ giúp những người mới sử dụng làm quen tốt với cách lấy nét bằng tay.
Những nhà làm phim sẽ phải ngạc nhiên với khả năng quay phim của D3300, đặc biệt là với một dòng máy ở mức độ nghiệp dư. D3300 có khả năng quay full HD 1920x1080, tốc độ khung hình lên đến 60fps, và Nikon còn trang bị cho D3300 một cổng mini HD để xuất ra TV. D3300 được tích hợp micro trong ghi âm mono, kèm theo đó là một giắc cắm micro 3.5mm cho những ai có nhu cầu sử dụng micro ngoài ghi âm stereo.
Nikon D3300: Chất lượng hình ảnh
Điểm đánh giá 8/10
D3300 cho ra những tấm ảnh có chất lượng tuyệt vời, nhờ một phần không nhỏ vào hệ thống đo sáng của máy. Bất cứ khi nào thử nghiệm chiếc máy này tôi đều nhận ra hệ thống đo sáng đánh giá và cho ra thông số rất tinh tế.
Tôi chỉ phải điều chỉnh lại thông số để giữ lại các chi tiết ở vùng quá sáng hoặc vùng tối trong điều kiện độ tương phản cao. Hệ thống này có xu hướng ưu tiên vùng sáng và điều đó đôi khi làm cho vùng tối nhiều lúc hơi bị thiếu sáng, tuy nhiên bạn vẫn có thể cứu chi tiết ở vùng tối ở khâu hậu kỳ nhờ vào khoảng động hình ảnh ấn tượng của chiếc máy này (12.98 EV ở ISO 100, rất tốt so với máy ảnh ở dòng nghiệp dư).
1/250 sec @ f/5.6, ISO 125, 1 EV, Manual WB
Về màu sắc, chiếc máy ảnh này hoạt động tốt như những gì tôi thường thấy ở Nikon. Chế độ cân bằng trắng tự động hoạt động tốt, an toàn và đáng tin cậy .
Về khả năng xử lý nhiễu ảnh, D3300 hoạt động có vẻ hơi kém. Nhiễu màu ở vùng tối tại ISO 400 làm chúng tôi khá ngạc nhiên. Đến ISO 800 nhiễu màu bắt đầu xuất hiện ở vùng màu trung tính cũng như nhiều hơn ở vùng tối, D3300 được tích hợp hệ thống chống nhiễu để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên bạn sẽ phải đánh đổi độ nét của ảnh khi bật hệ thống này lên.
1/500 sec @ f/5.6, ISO 100, Manual WB
Ở ISO cơ bản tối đa 12,800 nhiễu bắt đầu tràn lan và bạn sẽ thật sự mất rất nhiều chi tiết ảnh. Ở ISO mở rộng 25,600 còn tệ hơn và vô cùng khó kiểm soát. Chụp ảnh định dạng Raw có thể giúp một phần nào tuy nhiên cũng không nhiều. Tuy nhiên hãy nhớ rằng độ phân giải cao của D3300 có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nhiễu bằng cách thu nhỏ ảnh hơn.
Liệu bạn có nên mua Nikon D3300?
Có hai điểm cộng rất lớn cho Nikon D3300 – đó là độ phân giải cao và giá cả cạnh tranh.
Chỉ với £500 để có thể sở hữu độ phân giải 24.2Mps là một lựa chọn khá hấp dẫn, đặt biệt việc loại bỏ bộ lọc low-pass còn tăng tối đa khả năng ghi nhận chi tiết ảnh. Thiết kế và menu cũng rất dễ sử dụng đối với những ai mới sử dụng máy ảnh.
Đối với những ai muốn bước vào thế giới DSLR thì D3300 là một lựa chọn rất tuyệt vời. Bạn sẽ có được những tấm ảnh tuyệt vời ở hầu hết mọi tình huống và tính năng hướng dẫn cũng là một điểm rất tốt để bắt đầu hiểu được thế giới nhiếp ảnh.
All Image Solutions (Theo Richard Sibley)
Có thể bạn quan tâm: