Dòng máy Df và vẻ đẹp của dòng máy nghiệp dư
Nếu bạn cảm thấy thật sự hứng thú với nhiếp ảnh, hãy cân nhắc lựa chọn một chiếc Df. Có thể đây không phải là một chiếc máy ảnh mà các nhiếp ảnh gia nghĩ đến đầu tiên, tuy nhiên lại phù hợp cho tất cả chúng ta, dòng Df tạo ra một mối quan hệ đặc biệt giữa người chủ và chiếc máy ảnh kỹ thuật số của mình. Mối quan hệ đặc biệt đó chính là dựa vào cách bạn chọn máy ảnh, cách bạn đặt con tim của mình và mỗi tác phẩm. Đối với một tay máy nghiệp dư, vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà vấn chính là cách bạn chụp một bức ảnh, với một góc nhìn độc đáo.
f/1.8 - 1/50 sec. – ISO 1600 - 50mm
Lần đầu tiên trong lịch sử dòng máy DSLR, dòng Df được tạo ra không phải để đẩy mạnh các tính năng chụp nhanh hơn, tốc độ khung hình lớn hơn, mà là để tăng cường chất lượng hình ảnh ngày một tốt hơn so với bất cứ chiếc DSLR nào. Dòng Df được xem như là một lựa chọn phong cách, một cách để bất cứ nhiếp ảnh gia nào, bất cứ độ tuổi nào, có thể chụp chậm hơn, hiểu hơn về nhiếp ảnh. Đây là một chiếc máy ảnh có thể giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia tốt hơn, nếu bạn sinh ra là để dành cho nó.
Hãy bắt đầu tìm hiểu ở những thông số cơ bản nhất. Df sở hữu cảm biến 16.2MP full-frame CMOS, và bộ xử lý hình ảnh EXPEED 3. Đây là loại cảm biến được Nikon chế tạo giống hệt như trong các máy cao cấp nhất như D4 và D4S, chính vì thế nó có chất lượng cực kỳ tốt. Df có dải ISO từ 100-12800 và mở rộng 50-204800.
“…các cảnh đô thị về đêm trở nên ấm hơn và sáng hơn cả những gì mắt thường có thể nhận thấy.”
Trên thực tế khả năng hoạt động ở điều kiện thiếu sáng của Df cực kỳ tốt. Ở ISO 12800 có khá ít nhiễu, và các cảnh đô thị về đêm trở nên ấm và sáng hơn cả những gì mắt thường có thể nhận thấy. Df thể hiện hình ảnh có tông màu ấm, giàu màu sắc và độ bão hòa màu cao. Máy hoạt động khá mượt mà và cực kỳ yên tĩnh, Df có khả năng chụp tốc độ 5.5fps ở chế độ chụp liên tục, chỉ sau Nikon D4/D4S và D610.
Tốc độ chụp tối đa của Df đạt 1/4000 giây, có vẻ hơi bất tiện khi sử dụng với các ống kính có khẩu độ quá lớn, phím quay chọn chế độ Bulb và tốc độ chụp được làm bằng kim loại. Df có hệ thống lấy nét tự động Multi-CAM 4800 39 điểm giống hệt trên D610.
Báng cầm và vị trí phím chụp buộc bạn phải cầm máy theo một cách khác biệt; sử dụng tay còn lại để giúp máy ổn định và điều chỉnh ống kính. Khi cần điều chỉnh tốc độ chụp, ISO hoặc khẩu độ, bạn sẽ phải rời mắt khỏi khung ngắm, đưa máy ra xa và điều chỉnh phím vặn trên thân máy.
f/7.1 - 1/2500 sec. – ISO 400 - 17mm
Máy Df được trang bị một màn hình LCD sáng 3.2” độ phân giải 921 nghìn điểm ảnh để truy cập vào menu, xem lại ảnh và chụp chế độ Live View. Máy hỗ trợ phóng đại 19 lần để canh chỉnh điểm nét trước khi chụp, và sự thiếu vắng của tính năng quay phim cũng không làm cho Df có thân hình nhỏ bé hơn. Đây thực sự là một chiếc máy dành cho những ai muốn trở thành một nhiếp ảnh gia tốt hơn chứ không phải những người có sở thích quay phim. Df cũng được trang bị các kết nối như đế hot-shoe, cổng đồng bộ PC flash, lỗ cắm dây bấm mềm đặt ngay trên nút chụp, và một ngàm ống kính độc đáo cho phép bạn có thể sử dụng được cả ống kính AI và non-AI.
Một nhược điểm của thiết kế này là thân máy trở nên quá mỏng khi lắp các ống kính như 70-200. Df dường như thích hợp chụp với các ống kính 50mm f/1.8 hoặc các ống kính fix có kích thước nhỏ khác.
f/1.8 - 1/320 sec. – ISO 2500 - 50mm
Tất cả thiết kế của Df đều nằm trong kế hoạch của Nikon khi máy Df không hỗ trợ báng pin phụ, và chỉ có một khe cắm thẻ nhớ được đặt cùng vị trí của khe pin dưới một nắp bằng kim loại theo kiểu cổ. Chiếc máy ảnh này không được thiết kế để bạn có thể chụp một các vội vã. Mặc dù sẽ có nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi điều chỉnh chiếc máy này bằng các phím vặn hơn là điều chỉnh thông qua menu điện tử, giống như tôi vậy, các phím vặn làm cho quá trình chụp trở nên chậm rãi hơn. Nút khóa trên phím vặn ISO làm cho bạn phải sử dụng cả hai tay để điều chỉnh ISO, phím khó AF/AE cũng được đặt ở vị trí tay khó với đến, phím chụp được sắp xếp ngay trên phím nguồn, ở vị trí mà ngón tay của bạn khi đặt một cách tự nhiên như thông thường sẽ không chạm đến. Ý đồ của việc sắp đặt tất cả các nút bấm này là nhằm làm bạn chụp chậm hơn. Hơn nữa, phím chọn chế độ bắt buộc bạn phải kéo thẳng lên trước khi có thể xoay chọn chế độ chụp, không có chế độ ISO tự động, không có đèn flash cóc tích hợp, mặt trên chỉ có một màn hình LCD nhỏ hiển thị thông tin và không có đèn trợ sáng cho các phím xoay. Tuy nhiên một cách rõ ràng mà nói, tất cả những trở ngại trên không hề làm ảnh hưởng gì đến việc cho ra một tấm ảnh đẹp. Cảm biến của Df là loại cảm biến cao cấp nhất, với khả năng hoạt động ở điều kiện thiếu sáng tốt, màu sắc tuyệt vời và tông màu mềm mại, tất cả đều hướng đến những tấm ảnh đỉnh cao nhất.
D610: Dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Trái với dòng Df, D610 hướng đến những ai muốn có một chiếc máy ảnh full-frame với giá cả phải chăng hơn. D610 thực sự là một cánh cửa hậu để bạn bước vào nghiệp ảnh, thế giới của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Chiếc máy ảnh này không có độ phân giải siêu cao như D800, hoặc nhanh và mạnh như D4/D4S, tuy nhiên D610 có khả năng giúp bạn có đầy đủ những điều kiện để bắt đầu nghiệp ảnh, để chụp một cách chuyên nghiệp, cho cả ảnh tĩnh lẫn video.
f/2.8 - 1/80 sec. – ISO 1600 - 32mm
D610 sở hữu cảm biến full-frame, độ phân giải cao 24.3MP CMOS và bộ xử lý hình ảnh EXPEED 3, có khả năng tạo ra những bức ảnh rất nét với các chi tiết rõ ràng, màu sắc có chiều sâu, khoảng động ánh sáng lớn, tốc độ chụp liên tục 6 khung hình/s (fps) giúp cho D610 có khả năng chụp với tốc độ cao. Tùy theo thẻ nhớ, D610 có thể chụp ở độ phân giải lớn nhất liên tục từ 57 – 100 tấm ảnh định dạng JPEG, và 16 tấm ở định dạng RAW. Máy quay video với độ phân giải full HD 1080, có chế độ DX Crop, và bit-rate đạt 14 bit. Đây thật sự là một chiếc máy tuyệt vời mặc dù về cơ bản nó giống như D600, nhưng cả hai nâng cấp ở D610 đều đáng giá. Một là tăng tốc độ chụp lên thêm 0.5fps, và hai là chế độ chụp yên tĩnh.
f/5 - 1/100 sec. – ISO 400 - 35mm
Cũng giống như Nikon Df, D610 có hệ thống lấy nét tự động 39 điểm và tốc độ màn trập cao nhất 1/4000s. Theo tôi thì có vẻ hệ thống AF của D610 nhanh hơn một chút so với Df, và tốt hơn một chút trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khả năng nhạy sáng chính là điểm mà D610 còn thua xa Df, với ISO cơ sở từ 100 – 6400 và ISO mở rộng từ 50 – 25600. Khi so sánh cùng nhau ảnh của Nikon Df có ít nhiễu hơn ở cùng ISO 6400. Trên thực tế, khi đặt ở cùng thông số, ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng của Df sáng hơn nhiều so với D610.
f/2.8 - 1/40 sec. – ISO 2500 - 35mm
Màn hình LCD ở mặt sau có kích thước 3.2” độ phân giải 921 nghìn điểm ảnh, tương đương với Nikon Df. Khung ngắm với thấu kính pentaprism có độ bao phủ hình ảnh 100%, cũng giống như trên Nikon Df và các máy chuyên nghiệp khác của Nikon.
Một điểm không thể so sánh được giữa Df và D610 đó chính là khả năng quay video vì lẽ tất nhiên là Df không có tính năng này. D610 có khả năng quay video tương đương với nhiều máy DSLR khác. Chiếc máy này có khả năng quay độ phân giải full HD 1080p với tốc độ 30fps và 24fps, độ phân giải 720p độ phân giải 60fps. Máy hỗ trợ điều chỉnh thời gian phơi sáng bằng tay, lấy nét liên tục tự động và giắc cắm cho micro.
Đối với tôi, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai chiếc máy ảnh này không nằm ở cảm biến, ISO hoặc cấu hình, mà nằm chính ở vẻ bề ngoài – và chính điều này sẽ quyết định bạn định theo phong cách ảnh như thế nào. Không giống Df, D610 có hình dạng tiêu chuẩn của Nikon và được hỗ trợ báng pin phụ, với thiết kế tiêu chuẩn dễ điều khiển chỉ với một tay. Phím chụp được đặt đúng ở vị trí ngón tay chạm đến, phím chọn chế độ cho phép thay đổi nhanh, hai con lăn điều khiển tốc độ chụp và khẩu độ, cũng như phím quay phim cũng được đặt trong tầm với. Bất cứ sự thay đổi cài đặt nào cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng mà không cần phải rời mắt khỏi khung ngắm, chính vì vậy mà không có nghi ngờ nào khi nói D610 thao tác nhanh hơn Df.
D610 thiếu phím AF-ON và cổng giao tiếp với PC, tuy nhiên với một loạt các tính năng sử dụng cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bao gồm cả hai chế độ tùy chỉnh “U” trên phím mode, cùng hai khe cắm thẻ SD. Đèn flash cóc tích hợp có thể không phải là một tính năng chuyên nghiệp tuy nhiên nó cũng đem lại cho chiếc máy ảnh này khả năng có thể tự làm mọi thứ. Thân của D610 đủ to để sử dụng với bất cứ ống kính nào. Khả năng thao tác nhanh, ít độ trễ, tính năng quay video, và tất nhiên là cả cảm biến với độ phân giải cao biến D610 trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho chiếc máy chuyên nghiệp đầu tiên của bạn, hoặc một chiếc máy phụ nhỏ gọn hơn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Và cuối cùng, thẳng thắn mà nói thì mức giá của D610 là một điểm mạnh, đây có thể là một chiếc máy DSLR tốt nhất trong khoảng tầm giá của nó.
All Image Solutions (Theo John R Harris)
Có thể bạn quan tâm: