ASUS cho phép bạn có thể xem preview trước về Rampage V Extreme (R5E) trước khi quyết định mua bằng cách mở miếng cover ở phía trước ra và ngắm nghía. Nhưng có lẽ trước khi đi mua, bạn cũng phải tìm hiểu kỹ lắm về bo mạch chủ này rồi mới quyết định đi mua đúng không? Và R5E đang hiện là bo mạch chủ khủng nhất hiện tại khi nó đã phá khá nhiều kỷ lục ép xung thế giới mà bạn có thể search thêm Google để biết thêm chi tiết.
Và đây là nhân vật chính của chúng ta - ASUS ROG Rampage V Extreme. Bo mạch chủ này có vẻ như nó nặng hơn tôi tưởng và dường như nó nặng nề vì những thành phần linh kiện cũng như bộ tản nhiệt heatsink VRM khủng nằm bên trên theo phong cách ROG. Không chỉ có bộ heatsink mà ở dưới bo mạch chủ khu vực VRM và chip cầu nam được trang bị backplate để tăng cường sức ép lên bộ tản ở phía trên cho khả năng tản nhiệt tốt hơn.
Vi xử lý Haswell-E mới của Intel đã xuất hiện và tất nhiên kèm theo nó là socket mới LGA2011-3 cùng chipset X99. R5E sử dụng các công nghệ tiên tiến và mới nhất để tối ưu hóa hiệu năng cho các vi xử lý Haswell-E thông qua việc tune lại socket LGA2011-3 gốc của Intel bằng cách thêm vào một số chân socket phụ vào và ASUS gọi đó là OC Socket đặc biệt nhắm đến các khách hàng là ép xung thủ. Việc có thêm các chân phụ cho phép socket tiếp xúc với phần mạch vốn không được tiếp xúc khi dùng socket LGA2011-3 gốc của Intel nhằm giúp tối ưu hơn dòng điện cấp cho CPU.
Với bộ điều khiển điện thế kỹ thuận số VRM Extreme Engine Digi+ IV cho phép các tay ép xung có thể an tâm hơn khi ép xung với độ chính xác và ổn định cao. Trong khi đó, bộ tản nhiệt dùng cho khu vực VRM được làm theo công nghệ DirectCU thường thấy ở các card đồ họa ASUS cho phép khu vực này được giảm tới 7*C so với các thiết kế cũ.
Để làm mát tốt hơn nữa, R5E có đính kèm module X-Socket II cho phép các ép xung thủ dễ dàng trong việc lắp ráp các loại tản nhiệt từ khí, nước cho đến ni tơ lỏng (LN2).
Có tất cả 8 chân cắm quạt 3/4 pin, 4 bộ cảm biến thông minh onboard, 3 đầu cắm 2 pin phụ và 3 cáp cảm biến nhiệt (thermal cables). Bạn có thể dùng ứng dụng Fan Xpert 3 để điều khiển và giám sát nhiệt độ của 7 khu vực trên bo mạch chủ và các thành phần linh kiện quan trọng theo thời gian thực.
Cũng như những bo mạch chủ đầu bảng trong quá khứ, R5E cũng có các nút bấm và gạc chế độ trên bo mạch chủ dành cho các tay ép xung chuyên nghiệp. Và lần này R5E sẽ có các nút và gạc như ReTry, Safe Boot, MemOK, ProbeIt, Slow Mode, LN2 Mode, gạc PCI Express, đèn LED báo lỗi Q-Code, KeyBot, gạc chuyển BIOS, các nút Power và Reset. LƯU Ý: Cho dù có muốn hay không thì sẽ là không phải là ý hay khi bạn tùy tiện bấm hay gạc các nút này khi hệ thống đang chạy. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi hành sự nhé!
R5E hỗ trợ 8 khe cắm RAM kênh 4 DDR4, và khu vực USB hub có tất cả 10 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0 ở mặt sau và 2 jack nối USB 3.0 và 2 jack USB 2.0 nối ra front panel.
Với số lượng khe PCI Express 3.0 lên đến 4 thì R5E cho phép các game thủ có thể setup hệ thống đa card đồ họa 4-way SLI hoặc CF và họ có thể trải nghiệm chơi game đỉnh cao nhất có thể với hệ thống này. Ngoài ra, chất lượng âm thanh của R5E cũng không cần phải bàn nhiều khi hệ thống âm thanh onboard SupremeFX 2014 được thực sự vượt mức của một card âm thanh onboard và chạm tới mốc của card âm thanh rời rồi. Chưa hết, SupremeFX 2014 còn hỗ trợ thêm Sonic SenseAmp có nhiệm vụ nhận biết loại tai nghe cắm vào jack âm thanh để tự động tùy chỉnh chất lượng cho phù hợp. Nếu là một audiophile thì bạn nên thử cái này!
Các giao tiếp lưu trữ hỗ trợ trên R5E khá đa dạng gồm 2 cổng SATA Express (tương thích ngược với 4 cổng SATA III) với tốc độ truyền tải 10Gb/s (nhanh 1.7 lần so với SATA III). Có tổng cộng 12 cổng SATA III cho bạn tùy ý sử dụng hoặc bạn có thể dùng 2 cổng SATA Express và 8 cổng SATA III cũng được. Cấu hình cho tất cả chạy RAID 0 hết? Hãy thử đi nào bạn ơi!
Có 1 khe M.2 nằm bên cạnh khu vực cổng SATA hỗ trợ các SSD M.2 có kích cỡ 60, 80 và 110mm và có tốc độ lên đến 32Gb/s nhanh gấp 5 lần SATA III.
Ở khu vực các cổng kết nối I/O làm bằng thép chống rỉ gồm có module WiFi 802.11ac AC1300 3T3R (3 thu 3 phát) nhanh gấp 1.5 lần so với 2T2R 802.11ac. Socket cổng LAN được bảo vệ bởi công nghệ LANGuard, nút BIOS Flashback và ROG Connect. Nói đến card mạng LAN thì R5E sử dụng chip điều khiển Intel cùng ứng dụng ưu tiên gói tin GameFirst III nhằm nâng cao khả năng chống lag cho game online. Nút KeyBot trên bo mạch chủ hay ứng dụng điều khiển KeyBot trên Windows cho phép các game thủ có thể tùy chỉnh bàn phím của mình để biến nó thành bàn phím chơi game đúng nghĩa.
Bo mạch chủ mới này cũng có đính kèm theo bộ OC Panel độc quyền của ROG nhằm giúp các ép xung thủ có thể giám sát hệ thống theo thời gian thực và tùy chỉnh các tùy chọn trong BIOS. Bạn có thể lắp bộ OC Panel này vào khay 5.25 inch trên thùng máy của mình cho an toàn.
Các phụ kiện của R5E gồm:
- Sách hướng dẫn và dĩa driver
- Miếng bảo vệ mặt sau Q-Shield mạ nickel đen
- Module X-Socket II
- Cáp SATA III
- Cầu SLI
- Cầu CrossFire
- Đầu jack nối cho front panel Q-connector 2 trong 1
- Cáp cảm biến nhiệt thermal sensor
- Bộ tem label cho các thành phần phần cứng
- Miếng treo phòng ROG
- Cáp OC Panel và đai ốc
- Module WiFi 3T3R 802.11ac
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể vào đây để xem.
Nguồn: rog.asus.com
Có thể bạn quan tâm: