Theo một nghiên cứu từ Đại học Northwestern, Chicago, ánh sáng sinh học từ màn hình máy tính và điện thoại phát ra bước sóng năng lượng cao, gây ra các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng sinh học sẽ ức chế sản sinh melatonin- hormone có lợi cho giấc ngủ của con người, gây ra tình trạng mất ngủ; kéo theo đó sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát hormone ghrelin và leptin, làm tăng lượng đường trong máu, kích thích sử dụng thực phẩm có hàm lượng calo cao.
Một tổ chức chuyên nghiên cứu về ánh sáng sinh học cho biết, màng bảo vệ tự nhiên của mắt không đủ khả năng để ngăn các tia sáng này phát ra từ mặt trời, máy tính và điện thoại. Quá nhiều ánh sáng sinh học có thể dẫn đến mỏi mắt, đau đầu và thậm chí làm tổn thương võng mạc.
Sự thiếu ổn định cân bằng hormone trong cơ thể do ánh sáng sinh học gây ra tạo môi trường lý tưởng cho các tế bào ung thư phát triển. Nó cũng làm tăng mức estrogen, gây ra ung thư vú.
Cách tốt nhất để giảm tiếp xúc với ánh sáng sinh học là giảm thời gian tiếp xúc với các loại màn hình điện tử. Khoảng thời gian ít ánh sáng sinh học nhất là sau khi mặt trời lặn. Do vậy, vào các buổi tối, bạn có thể đọc sách, đi dạo hoặc dành thời gian với gia đình và bạn bè.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt buộc phải sử dụng máy tính hay smartphone vào ban đêm, hãy đeo thêm một chiếc kính để bảo vệ mắt khỏi các tia sáng sinh học, đồng thời có thể giúp giảm mỏi mắt. Hãy tới bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn về loại kính phù hợp với mắt bạn.
Nếu do yêu cầu công việc khiến bạn phải tiếp xúc máy tính cả ngày? Hãy thử mẹo 20-20-20: mỗi 20 phút, dành 20 giây nhìn vào một vật ở cự ly 20 feet(khoảng 6m) để thư giãn mắt. Hoặc bạn cũng có thể cài đặt phần mềm "f.lux", một ứng dụng đặc biệt có thể làm thay đổi mức độ ánh sáng sinh học trên màn hình theo thời gian trong ngày.