Trong cuộc sống thường nhật, việc sử dụng chai, hộp nhựa đựng đồ đã trở thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, việc tận dụng những chai, hộp nhựa này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân chính là do những sản phẩm bằng nhựa có chứa chất liệu gây độc hại khi sử dụng quá nhiều lần, thậm chí là gây bệnh ung thư. Chai nước khoáng thông thường hoặc chai soda khi đến nhiệt độ 70 độ C sẽ dễ bị biến dạng và giải phóng ra các độc chất.
Kí hiệu dưới đáy một sản phẩm. (Ảnh: internet)
Phía dưới đáy chai nước, hộp đựng thuốc hay thức ăn thường có kí hiệu hình tam giác với các mũi tên. Ở giữa hình tam giác là một con số cụ thể. Bạn nên lưu ý những kí hiệu này để tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số kí hiệu khác thường được đính kèm bên ngoài bao bì sản phẩm. (Ảnh: internet)
Ký hiệu PET hay PETE
Nhựa PETE. (Ảnh: internet)
Đây là kí hiệu của loại chai chỉ sử dụng duy nhất một lần, nếu tiếp tục sử dụng, có nguy cơ bên trong chúng sẽ chảy các kim loại nặng và hóa chất ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone trong cơ thể.
Các chai nhựa đựng đồ uống khi tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.
Kí hiệu HDP hoặc HDPE
Nhựa cứng HDPE. (Ảnh: internet)
Nhựa HDPE là loại nhựa cứng được sử dụng để sản xuất bình sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.
Nhựa HDPE là một trong những loại nhựa tái chế phổ biến và an toàn nhất trong tất cả. Đây là loại nguyên liệu làm chai nhựa mà các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn khi mua.
Kí hiệu PVC hoặc 3V
Nhựa PVC. (Ảnh: internet)
PVC thường có trong áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, tuy có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng thường chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.
Kí hiệu LDPE
Nhựa LDPE. (Ảnh: internet)
Khá phổ biến trong các hộp mì và vỏ bánh snack. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.
Kí hiệu PP
Nhựa PP. (Ảnh: internet)
Thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.
Kí hiệu PS
Nhựa PS. (Ảnh: internet)
Thường có ở các hộp mì ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao, nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì khi bị nóng sẽ giải phóng ra các chất hóa học.
Bên cạnh đó, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.
Kí hiệu PC hoặc không có kí hiệu
Nhựa PC. (Ảnh: internet)
Đây là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA. Tuyệt đối không tái chế khi trên thân chai nước của bạn có kí hiệu PC này.
Bạn nên chú ý những kí hiệu được in trên nhãn bao bì sản phẩm mình định mua để đảm bảo an toàn sức khỏe của mình và người thân nhé!