UL, chủ sở hữu của 3Dmark – phần mềm benchmark sức mạnh của các thiết bị điện tử - vừa đưa ra một thông báo về việc gỡ các thiết bị huawei khỏi bảng điểm benchmark của mình bởi sự chênh lệch giữa chỉ số mà Huawei đưa ra với chỉ số thực.
Huawei thực hiện điều này bằng cách để các con chip của mình chạy ở mức xung nhịp tối đa khi phát hiện phần mềm benchmark được sử dụng, khiến chip vượt khỏi giới hạn nhiệt độ cho phép. Nếu không phát hiện phần mềm benchmark, chúng sẽ chạy ở mức xung thấp hơn nhiều so với xung nhịp tối đa nhằm giữ nhiệt độ ở mức ổn định.
Một biểu đồ so sánh sức mạnh chiếc honor play khi được benchmark bởi Anandtech, giữa xung nhịp tối đa (đen) và xung nhịp bình thường (xám)Huawei cho biết đây không phải là gian lận, mà là kỹ thuật tối ưu AI mới của hãng cho phép máy chạy ở xung nhịp tối đa khi cần thiết. Tuy nhiên, những tối ưu này chỉ hoạt động trên các bài thử nghiệm benchmark thay vì hoạt động trên mọi trò chơi, và khiến máy bị quá nóng trong một số trường hợp.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Trong khi đó, UL nói rằng họ hiểu lý do mà Huawei lựa chọn phương án trên, nhưng “phản đối việc ép máy dùng chế độ Performance Mode khi thiết bị phát hiện một ứng dụng benchmark. Các quy định của UL yêu cầu một thiết bị phải chạy benchmark như thể nó chạy bất kỳ một ứng dụng nào khác.”
Nhằm tránh nhầm lẫn trong kết quả đo đạc, UL và Huawei đã đồng ý tạm thời gỡ điểm số của một loạt thiết bị Huawei, và sẽ đưa chúng trở lại sau khi Huawei cho người dùng quyền sử dụng Performance Mode theo ý muốn, mà không phải chờ đến khi một ứng dụng benchmark được phát hiện.
Về phía mình, Huawei nói họ sẽ cho phép người dùng bật Performance Mode, và “tôn trọng quyền của người dùng về việc được tự do sử dụng thiết bị.” Điều này sẽ giúp các thiết bị Honor chạy nhanh hơn, nhưng dĩ nhiên là hao pin hơn và nóng hơn. Tính năng này sẽ được cập nhật trong EMIU 9.0, một phiên bản tương lai của Huawei OS.
Huawei lại bị phát hiện dùng camera DLSR chuyên nghiệp để chụp 'selfie' quảng cáo cho smartphone