điều chỉnh tư thế khi ngồi trên ghế
Dù đang xài laptop hay máy tính để bàn thì cũng không thể bỏ qua tư thế ngồi nhé. Chúng ta không nên ngồi trong trạng thái vặn vẹo, dẫn tới cong cột sống và chữa trị rất tốn kém. Bạn nên sắm riêng bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, hạn chế sử dụng máy tính dưới sàn nhà, trên giường… trong thời gian dài.
Vóc dáng mỗi người khác nhau nên bạn cũng nên xem xét chiều cao của ghế ngồi. Cần phải phù hợp với mặt bàn, đúng tư thế, tạo cảm giác thoải mái mà không gây hại cho xương sống và mắt. Chúng ta có thể học tập theo tư thế "chuẩn" dưới đây...
1. Bạn cần điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế sao cho cánh tay tạo thành góc vuông tại khuỷu tay khi đánh máy.
2. Điều chỉnh chiều cao của ghế, sao cho đôi chân dễ chịu nhất, tránh gò bó, quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh trọng lực của chân đặt trên bàn chân chứ không phải trên ghế ngồi đâu.
3. Điều chỉnh phần ghế dựa tiếp xúc với lưng cũng rất cần thiết. Nếu có điều kiện, bạn nên mua về loại ghế văn phòng, được thiết kế dành cho những người ngồi lâu trước màn hình máy tính. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chọn lựa đúng tiêu chuẩn nhằm tránh làm mỏi cơ bắp khi ngồi lâu.
4. Bạn không nên hưởng ứng cách giữ điện thoại bằng bả vai giống trong phim. Làm như vậy rất hại cho lưng và đốt sống cổ. Tất nhiên rồi, bạn có thể sử dụng tai nghe, vừa sung sướng vừa không gây ra bất kỳ cảm giác căng cơ vai nào.
5. Khi xài laptop, bạn tuyệt đối tránh không nằm trên giường hoặc sàn nhà. Kê laptop lên đùi cũng chẳng hay ho gì, bởi lẽ nhiệt độ máy tăng cao sẽ gây bỏng rát cho người dùng. Hãy luôn cố gắng giữ laptop tại một vị trí cố định, thuận tiện sử dụng và thích hợp. Chẳng hạn như teen đặt máy trên bàn và ngồi điều khiển trên ghế nha.
Góc nhìn của mắt thích hợp
Sau một thời gian dài ngồi trước máy tính, đôi mắt của người dùng thường bị khô, mỏi gây khó chịu. Việc duy trì khoảng cách giữa mắt với màn hình không những làm giảm tác động xấu mà còn giúp mắt nhìn được tốt hơn.
1. Theo các kết quả nghiên cứu, khoảng cách trên rơi vào khoảng 50 cm sẽ hợp lý nhất. Bạn hãy tránh đặt màn hình hiển thị quá gần hoặc quá xa mắt mình nha.
2. Ngoài khoảng cách tới mắt, bạn cũng nên quan tâm đến chiều cao của màn hình nữa. Màn hình nên được điều chỉnh sao cho bằng hoặc thấp hơn mắt bạn một chút thôi.
3. Tiếp đến, chúng ta cần chú ý tới độ sáng của màn hình, cần thích hợp với điều kiện môi trường để bảo vệ mắt. Khi đó, mắt sẽ ít phải điều tiết, tránh được mỏi mắt. Màn hình quá chói sẽ gây mỏi mắt rất nhanh, vậy nên việc giảm độ sáng rất cần thiết nếu bạn ngồi làm việc lâu trước máy tính.
4. Vệ sinh màn hình, loại bỏ những dấu vân tay , dầu mỡ, bụi bẩn… để hình ảnh hiển thị trung thực, đúng đắn cũng giúp hạn chế tình trạng mỏi mắt, căng thẳng khi sử dụng máy tính đó nha.
Tư thế chuẩn của tay
Ngoài mắt, đôi tay chính là bộ phận hoạt động nhiều nhất khi ngồi trước máy tính. Việc sử dụng chuột và bàn phím sẽ khiến cánh tay phải làm việc liên tục. Do đó, giữ vị trí cánh tay hợp lý cũng rất quan trọng nữa!
2. Tránh tì đè lòng bàn tay của bạn vào bàn phím trong khi đánh máy. Hãy giữ chúng ngay sát phía trên để thuận tiện hơn và nhẹ nhàng nhấn xuống khi các ngón tay gõ phím. Điều này giúp bàn tay và các ngón tay không bị mỏi ngay cả khi thao tác hàng giờ liền.
3. Không cần thiết dùng quá nhiều lực để giữ chuột. Thay vào đó, bạn hãy dùng cả bàn tay để giữ chuột và di chuyển chuột nhẹ nhàng thôi nha.
Ngoài ra, còn có một số kinh nghiệm thú vị khác như:
- Nghỉ giải lao 60 phút/lần khi bạn sử dụng máy tính trong thời gian dài. Phương pháp này giúp bạn tránh mỏi lưng và mờ mắt cũng như giúp cơ thể vận động, hạn chế mỏi mệt.
- Nếu sử dụng máy tính lâu, bạn nên dùng chuột và bàn phím ngoài thay cho touchpad và bàn phím nhỏ của laptop.
- Duy trì môi trường làm việc hợp lý, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp khi sử dụng máy tính. Ánh sáng kém và nhiệt độ khó chịu có thể khiến người dùng quên mất tư thế chuẩn khi ngồi trước màn hình ấy.
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, đôi khi chỉ một vài thói quen sai lầm của chúng ta trong thời gian dài lại gây ảnh ưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sau này. Chỉ cần một vài chú ý nhỏ trong tư thế ngồi là bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình trong quá trình làm việc cũng như học tập. Mong rằng bài viết giúp đỡ các bạn bảo vệ sức khỏe của mình!
Có thể bạn quan tâm: