"Thỏa thuận này mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bắt đầu từ khi GlobalFoundries được thành lập vào năm 2009, và phản ánh niềm tin của chúng tôi vào khả năng của GlobalFoundries," phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu IBM, ông John Kelly cho biết.
Thỏa thuận cũng giúp IBM chuyển trọng tâm sang nghiên cứu bán dẫn cơ bản, tiếp nối kế hoạch năm năm với 3 tỷ USD đầu tư vào chương trình phát triển công nghệ chip mà hãng này công bố gần đây.
Sở dĩ IBM phải bỏ tiền cho GlobalFoundries trong thương vụ này là vì mảng kinh doanh bán dẫn của hãng"thiếu quy mô" và đang làm ăn thua lỗ. Mọi thứ có thể tồi tệ hơn bởi việc phát triển công nghệ bán dẫn ngày càng phức tạp và đắt đỏ hơn. IBM khẳng định sau khi bán mảng kinh doanh này sẽ "đem những vốn đầu tư giải phóng được phân bổ cho các mảng kinh doanh khác."
Theo thông báo tài chính quý II/2014 của IBM, mảng kinh doanh vi điện tử của hãng này thua lỗ 18% so với năm ngoái.
Theo thỏa thuận, GlobalFoundries sẽ thành chủ sở hữu và điều hành nhà máy sản xuất chất bán dẫn hiện tại của IBM. IBM cũng sẽ bàn giao những sở hữu trí tuệ liên quan cho GlobalFoundries.
GlobalFoundries chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về thương vụ này.
Hoàng Kỷ
Theo CNET
Có thể bạn quan tâm: