Máy có thiết kế tổng quan bắt mắt và trông giống hệt G3, nếu không đến gần xem hoặc có ai đó nói thì bạn sẽ khó mà phân biệt được hai sản phẩm này. Viền màn hình của chiếc G3 Stylus cũng khá mỏng, hai cạnh trái phải không có nút cứng vì LG đã mang cụm phím tăng giảm âm lượng và nút nguồn ra phía sau lưng. Điều đó giúp chúng ta thao tác thuận tiện hơn khi xài máy (vì cụm phím đó nằm ngay vị trí ngón trỏ khi bạn cầm smartphone) nhưng bạn sẽ cần ít lâu để làm quen với kiểu thiết kế này.
Điểm "cắt giảm" đầu tiên của G3 Stylus so với G3 đó là màn hình. Mặc dù vẫn sử dụng tấm nền kích thước 5,5" nhưng độ phân giải giảm chỉ còn qHD (960 x 540), chính vì thế hình ảnh trông rỗ hơn rất nhiều so với độ phân giải 2K (2560 x 1440) trên G3. May mắn là màu sắc hiển thị khá tốt, tốt hơn so với mặt bằng chung của những mẫu máy tầm trung hiện nay. Góc nhìn cũng được đảm bảo nhờ vào tấm nền IPS.
Vi xử lý cũng không còn là Snapdragon 801, thay vào đó LG trang bị cho G3 Stylus chip "bốn nhân xung nhịp 1,3GHz" (nhiều khả năng là Snapdragon 400, thông tin này mình sẽ hỏi lại và nói cho anh em biết sau). Máy vẫn chạy khá mượt, tuy nhiên ở một vài thao tác như chuyển giữa các app với nhau hay thoát ứng dụng thì độ trễ vẫn xuất hiện. RAM của máy cũng chỉ có dung lượng 1GB, thấp hơn khá nhiều so với con số 3GB của G3.
Camera chính phía sau lên đến 13MP, camera trước 1,3MP tương ứng, tuy nhiên, G3 Stylus không có cảm biến laser để tự động lấy nét khi chụp ảnh.
lg g3 Stylus có kích thước tổng thể là 149,3 x 75,9 x 10,2mm, nặng 163 gram, pin dung lượng lớn lên đến 3.000 mAh.
Có thể bạn quan tâm: