Xem thêm: Laptop MacBook Pro - Huyền thoại từ Apple (Kỳ 1)
Xem thêm: Laptop MacBook Pro - Huyền thoại từ Apple (Kỳ 3)
Xem thêm: Laptop MacBook Pro - Huyền thoại từ Apple (Kỳ cuối)
Phần cứng bên trong – Có gì hot?
Máy được sử dụng để review sử dụng cấu hình tiêu chuẩn của Apple, cụ thể là:
- CPU: Intel Core i5 3210M @ 2.5Ghz (Turbo Boost lên 3.1Ghz), 3MB Cache
- RAM: 2x2GB DDR3 1600Mhz
- HDD: Hitachi 500GB, 5400rpm
- VGA: Onboard, Intel HD4000
Nhìn chung, cấu hình Macbook Pro không có gì đặc biệt. Các máy tính bằng 1/2 giá có cấu hình bằng, thậm chí mạnh hơn (với 12-13tr bạn đã có thể mua HP Probook, Dell Vostro với cấu hình tương tự và VGA rời).
Các benchmark mình sẽ lấy kết quả từ notebookcheck.net – một trang web có uy tín về review laptop. Đơn giản là mình thấy không cần tốn thời gian benchmark lại làm gì nữa khi cấu hình các máy đều như nhau, và notebookcheck có kinh nghiệm benchmark hơn mình.
MacBook Pro 13" 2012 có điểm Geekbench là 6788, đứng trên iMac 2010 (i5 760) và sau Macbook Pro 13" 2011 (phiên bản đắt hơn chạy i7 2620M)
Đểm benchmark của các thành phần riêng lẻ như sau:
- CPU Intel Core i5 3210M:
Cinebench:
Notebookcheck xếp hiệu năng tổng thể của Core i5 3210M giữa i7-2620M và Core i7 640M. Bảng xếp hạng chi tiết xem tại đây: http://www.notebookcheck.net/Mobile-...st.2436.0.html
- HDD Hitachi 500GB, 5400rpm:
HD Tune:
CrystalDiskMark 3.0:
Nói chung là ổ cứng có tốc độ không thật sự nổi bật.
- VGA: Onboard, Intel HD4000
VGA tích hợp trong CPU Ivy Bridge có sự cải thiện hiệu năng rất rõ rệt so với người tiền nhiệm HD3000. Hiệu năng của HD4000 có phần ngang ngửa HD6470M.
3DMark:
Gaming Performance:
Có thể thấy Macbook Pro 13” không phù hợp để chơi game. HD4000 tuy có cải thiện hiệu năng rất nhiều so với HD3000, nhưng vẫn còn quá yếu để bạn vô tư trải nghiệm tất cả các game mới ra lò hiện nay. Đương nhiên, với những tựa game với đồ họa đơn giản mang tính chất giải trí nhẹ nhàng, Macbook Pro vẫn có thể gánh vác tốt, nhưng chỉ vậy mà thôi. Nếu bạn đang tìm kiếm một cỗ máy chơi game thực thụ, bạn nên loại ngay Macbook Pro, và đúng hơn là loại hẳn Mac ra khỏi danh sách cân nhắc – vì đơn giản: máy Mac không phù hợp để chơi game.
... Và để trả lời cho câu hỏi ở tiêu đề: Phần cứng bên trong của máy Mac có gì hot không? Thì câu trả lời của mình là không.
Đến đây chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi: nếu cấu hình của máy Mac chỉ tương đương một máy PC 12-13tr, vậy số tiền còn lại nằm ở đâu? Đẳng cấp? Thương hiệu Apple? Hay một nhân tố khác?
Nói đến đây, ta lại tản mạn 1 chút về quan niệm mua máy tính của rất nhiều người: mua máy chỉ dựa vào cấu hình. Tại sao phải bỏ tiền thêm cả chục triệu, trong khi với khoảng 16tr tôi đã có thể sở hữu 1 em Dell Inspiron với cấu hình khủng: i7 Quad Core, 8GB RAM, 1TB HDD? Tại sao?
Đơn giản vì, mục đích sử dụng laptop khác với desktop. Với Desktop, nếu bàn phím hỏng, bạn có thể thay. Chuột cầm không vừa, có thể đổi con khác. Màn hình bé, tháo ra lắp cái khác. Nhưng với laptop thì sao? Bạn phải sống với những gì nhà sản xuất tạo ra cho đến khi hỏng. Thay vì chú trọng vào cấu hình, khi mua máy, hãy chú trọng cả build quality, chất lượng bàn phím, touchpad và màn hình. Vì đó là những yếu tố rất quan trọng hơn, ảnh hưởng đến việc trải nghiệm máy tính của người dùng. Có thể bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt về tốc độ giữa Ivy Bridge và Sandy Bridge, nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận ra việc gõ bàn phím của Dell Inspiron quả thực là khó chịu.
Cũng như việc bạn không thể đặt một động cơ V8 vào một chiếc xe giá rẻ, bạn không nên mong đợi nhiều ở một chiếc laptop có cấu hình khủng nhưng ở phân khúc bình dân. Mình có một người bạn sử dụng chú Asus K55 i7 3610QM – 4GB RAM – GT630. Và thường thì máy chỉ lết được gần 2 tiếng là cạn pin, kèm theo nhiệt lượng tỏa ra rất lớn (vì thiết kế tản nhiệt không hợp lý với 1 con CPU như vậy)
Như vậy, lời lý giải đầu tiên cho câu hỏi “12, 13tr còn lại đi đâu?” đã được giải đáp: đó là chất lượng phần cứng tuyệt đỉnh từ Apple.
Vậy tôi bỏ ra vài triệu nữa để mua cái gì? Đó chính là Mac OS X.
Hệ điều hành Mac OS X – Linh hồn của máy Mac
Mac OS X cũng chính là lý do lớn nhất để mình loại bỏ tất cả Lenovo ThinkPad, HP EliteBook, Dell Lattitude và đến với MacBook Pro.
Nếu coi phần cứng là thể xác, thì phần mềm chính là linh hồn. Mac OS X được sinh ra để tận dụng những tinh hoa phần cứng của Apple. Vậy linh hồn có hoàn mỹ như thể xác? Lớp gỗ có tốt như nước sơn? Đâu là những đặc điểm nổi bật của Mac OS X so với Windows?
Lưu ý: bài viết sử dụng OS X 10.8.2 Mountain Lion.
Đơn giản mà đẹp.
Khi sử dụng Windows, có thể bạn đã quen với Aero – ám chỉ lớp giao diện hào nhoáng với các cửa sổ trong suốt, thì với Mac OS X, đó là Aqua. Steve Jobs nói về Aqua rằng "One of the design goals was when you saw it you wanted to lick it.", tạm dịch “Mục tiêu khi thiết kế Aqua là khi nhìn thấy nó, bạn sẽ muốn liếm 1 cái”.
Giao diện Desktop của Mountain Lion 10.8
Các elements cơ bản của giao diện Aqua.
Một điểm khác cơ bản ở phong cách giao diện giữa Mac OS và Windows, đó là Windows sử dụng hiệu ứng trong suốt càng nhiều càng tốt, trong khi Mac rất ít khi sử dụng hiệu ứng này (trừ thanh Menu trên cùng). Thay vào đó, các hiệu ứng của OS X rất trực quan, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể và không gượng gạo, cứng nhắc như trên Windows. Ví dụ trong ứng dụng Calendar, thanh toolbar được trải 1 lớp bìa sần màu nâu vàng, và khi lật sang tháng mới cảm giác như thể bạn đang lật 1 cuốn lịch thật sự khi trang lịch được hất lên phía trên trông rất “cool”.
Hay đối với 1 ứng dụng khác như Photo Booth, bạn như thể đang đứng trong 1 quán chụp ảnh Hàn Quốc thật sự với rèm đỏ 2 bên cửa sổ.
Với 1 nền tảng SDK và các API mạnh mẽ (Core Animation, Core OpenGL…), các app được viết cho OS X phần lớn đều có giao diện và hiệu ứng rất đẹp và trực quan.
Hiệu ứng minimize cửa sổ đẹp mắt của OS X.
OS X có một thanh dock rất thuận tiện, cho phép chạy và chuyển giữa các ứng dụng một cách nhanh chóng. Một tính năng khác nổi bật của Dock là Stacks – folder trên Dock. Với Stack, bạn có thể nhanh chóng truy cập các folder thường xuyên sử dụng 1 cách nhanh chóng. Một điều thú vị : ở Windows, các phần mềm giả lập thanh Dock như ObjectDock rất được giới “độ desktop” ưa dùng.
Thanh Dock của OS X kèm Stacks
Ở Mac OS, thanh Menu của các ứng dụng luôn nằm ở trên cùng và thanh Menu này sẽ thay đổi tùy theo ứng dụng bạn đang sử dụng. Các icon của các ứng dụng, kèm theo trạng thái WiFi, giờ, pin v…v được xếp ngay cùng thanh Menu này. Thiết kế này tuy tạo được sự thống nhất trong các app, tuy nhiên cũng nảy sinh vấn đề: khi bạn có quá nhiều icon của các ứng dụng, cộng với độ phân giải nhỏ của Macbook Pro 13” sẽ khiến một số ứng dụng không có đủ chỗ để hiển thị Menu.
Nói chung, giao diện của Mac OS rất trực quan và đẹp mắt. So sánh với Windows 7 thì sao? Mỗi HDH có một vẻ đẹp và một ưu điểm riêng, cũng như gái Á và gái Tây vậy, mỗi người có một sở thích khác nhau. Không thể đơn giản mà nói Windows 7 đẹp hơn Mac OS và ngược lại.
Mượt mà, tiện dụng nhưng không kém phần mạnh mẽ
Một trong những điều mình rất thích ở OS X là nó scroll rất mượt. Scroll là công việc mà ai trong chúng ta cũng phải làm rất nhiều khi dùng máy tính. Trên Windows mình từng rất thích dùng Opera, lý do đơn giản là vì trong tất cả các browser hiện tại, Opera vẫn là thằng scroll mượt nhất. Trên Mac OS X từ 10.7 trở đi thì không còn cái gọi là "giật giật" khi scroll nữa, vì ở 10.7 đã áp dụng cơ chế mới, giúp việc scroll mượt như lông hồng. Đặc biệt với trình duyệt Safari thì cực kỳ là mượt luôn.
Hiệu ứng back/forward cực kỳ trực quan, mượt mà và đẹp mắt của Safari
Scroll chỉ là 1 phần nhỏ, nhìn chung Mac OS X chạy rất mượt mà trong phần lớn các tác vụ. Máy chỉ có phần chạy hơi chậm khi bật nhiều ứng dụng, đặc biệt như Lightroom, Final Cut Pro hay Safari (lý do chủ yếu là do thiếu RAM).
Nói về tiện dụng, từ khi ra đời máy Mac, Apple liên tục đổi mới HDH Mac OS để phù hợp với nhu cầu của người dùng, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Đương nhiên trong khuôn khổ bài viết, mình sẽ chỉ nêu ra 1 vài tính năng mình hay sử dụng và thấy có ích nhất.
- Expose/Mission Control: Mac OS có khả năng quản lý các cửa sổ rất tốt, và Mission Control chính là điểm nhấn. Thay vì mò mẫm dưới thanh Dock, Mission Control sẽ cho bạn 1 giao diện trực quan với tất cả các cửa sổ đang mở.
- Spotlight: Windows Search quả thật là một phiên bản copy không hoàn chỉnh của Spotlight. Spotlight là công cụ tìm kiếm mạnh mẽ của OS X, cho phép bạn tìm kiếm nhanh chóng files, web history, mail v..v một cách nhanh chóng. Spotlight còn cho phép bạn preview kết quả tìm kiếm rất trực quan và đơn giản.
- Spaces: tạo Desktop ảo, mỗi Desktop có một ứng dụng riêng và có thể sắp xếp tùy thích.
- Quick Look: Trên Windows, nếu muốn xem nội dung 1 file .doc có gì, bạn buộc phải mở nó bằng ứng dụng như Word. Với Mac, bạn chỉ cần bấm phím Space là 1 cửa sổ nhỏ sẽ hiện ra cho phép bạn xem qua nội dung của file đó.
Ở trên, mình đã có nói về trackpad rất lớn và mượt mà của MacBook Pro. Nhưng điểm nhấn làm nên sự tiện dụng của trackpad này chính là các "gestures", hay "cử chỉ" được tích hợp trong Mac OS X. Các gestures này, kết hợp với các tiện ích ở trên đã tạo cho máy Mac một trải nghiệm làm việc trên laptop hoàn toàn mới: thoải mái, tiện dụng. Combo trackpad + Mac OS hoạt động hoàn hảo trong mọi ứng dụng.
Bên cạnh các gestures đã quen thuộc với chúng ta như scrolling, zoom in/out, xoay ảnh thì ở Mac còn một số gestures khác như sau:
- Tra từ điển: Nếu bạn đang lướt web hay đọc văn bản, chỉ cần chạm 3 ngón tay vào từ đó là từ điển sẽ tự động bật ra với kết quả trả về cho từ đó.
- Chuyển giữa các ứng dụng Full-screen và Spaces (desktop ảo): dùng 3 ngón tay hất sang trái hoặc phải.
- Expose: hất 4 ngón tay lên
- Show desktop: chụm cả 5 ngón tay lên trackpad rồi hất cả 5 ngón tay ra ngoài.
- Launchpad (danh sách ứng dụng, nhìn giống launcher của iOS): chụm 4 ngón tay vào.
v...v
Đối với mình, MacBook vẫn là dòng laptop đem lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng. Thật sự, các gestures của OS X khiến định kiến "dùng laptop không thể thoải mái bằng desktop" trở nên vô nghĩa hoàn toàn. Đây là điều mà các laptop chạy Windows vẫn chưa thể làm đươc. Ngay cả với Windows 8, HĐH được cho là "tối ưu cho cảm ứng", vẫn chưa thể khai thác hết sức mạnh của touchpad. Có lẽ vì vậy, các máy tính Workstation cao cấp chạy HĐH Windows thường mang theo 1 giải pháp thay thế mà theo mình là khả dĩ hơn touchpad - đó chính là "pointing stick", mình hay gọi nó là đầu tẩy =)
Pointing stick màu đỏ đặc trưng trên Lenovo ThinkPad
Môi trường làm việc ổn định, an toàn & bảo mật
Mac rất ít khi crash. Đây là một trong những lý do chính tại sao Mac được đặc biệt ưa chuộng trong giới chuyên nghiệp. Thử hỏi xem, chuyên gì xảy ra nếu trong một sự kiện âm nhạc lớn mà chiếc máy tính của DJ bị crash? Cả show nhạc sẽ đổ bể. Vì vậy ta thường thấy logo quả táo sáng thường xuất hiện trong các sự kiện lớn. Cá nhân mình thì từ lúc mua máy tới giờ (~4 tháng), chưa một lần nào mình phải khởi động lại máy vì treo hay crash.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã biết, Windows là đối tượng mà các hacker thích ngó ngoáy nhất. Vào năm 2010, Google đã cấm nhân viên của mình sử dụng Windows vì HĐH này quá nguy hiểm với bảo mật của công ty.
OS X và Linux là những nền tảng rất an toàn, vì đơn giản: thị phần của 2 HĐH này còn thấp, dẫn đến việc nó không thu hút các hacker chọc phá. Còn "nội công" của OS X có thật sự mạnh để chống đỡ malware? Ai biết được. Bạn không thể biết sức khỏe của bạn yếu cho đến khi bạn lâm bệnh nặng. Với số lượng người dùng ngày một tăng, có thể 1 ngày nào đó OS X sẽ là miếng bánh ngọt ngào đối với hacker thì sao?
(Còn tiếp...)
Xem thêm: Laptop MacBook Pro - Huyền thoại từ Apple (Kỳ 1)
Xem thêm: Laptop MacBook Pro - Huyền thoại từ Apple (Kỳ 3)
Xem thêm: Laptop MacBook Pro - Huyền thoại từ Apple (Kỳ cuối)
Có thể bạn quan tâm: