Chiếc One năm ngoái của HTC nổi bật trong làng smartphone nhờ sử dụng camera 4MP với kích cỡ điểm ảnh lớn thay vì camera 8MP hoặc 13MP như các hãng khác. HTC gọi đó là camera "Ultrapixel" có khả năng chụp tốt ở môi trường thiếu sáng. Mặc dù bị không ít chỉ trích bởi chất lượng ảnh không cao và ít chi tiết nhưng năm nay HTC vẫn tiếp tục dùng camera này cho chiếc One M8 mới.
HTC One M8 vẫn sử dụng cảm biến 4MP kích cỡ 1/3 inch với ống kính góc rộng 28mm và khẩu f/2.0 tương tự như HTC One cũ. Tuy nhiên, camera chính của máy được bổ sung thêm camera phụ phía trên. Đây là lần đầu tiên có smartphone sở hữu 2 camera ở phía sau mà không phải để chụp ảnh 3D. Nhưng chiếc camera phụ không thực hiện việc chụp ảnh mà đóng vai trò như thiết bị tính toán khoảng cách của các đối tượng trong ảnh để thu thập thông tin về độ sâu hình ảnh, HTC gọi đó là bản đồ độ sâu hình ảnh. Nhờ bản đồ đó, máy lấy nét rất nhanh trong thời gian chỉ 0,3 giây bởi camera có thể sử dụng thông số độ sâu hình ảnh thực tế để lấy nét vào các đối tượng.
Ngoài ra, thông tin bản đồ độ sâu hình ảnh được thu lại bởi camera phụ còn được dùng trong xử lý hậu kỳ, cho phép người dùng lấy nét sau khi chụp và đưa thêm các hiệu ứng khác như làm mờ hậu cảnh hoặc tiền cảnh. Mỗi bức ảnh chụp từ camera kép của chiếc HTC One M8 đều có bản đồ độ sâu hình ảnh được lưu lại dưới dạng siêu dữ liệu (metadata) trong file ảnh JPEG. HTC cho biết họ sẽ cung cấp bộ giao diện lập trình ứng dụng (SDK) cho phép những nhà phát triển ứng dụng sử dụng những dữ liệu bản đồ độ sâu hình ảnh đó.
Tính năng lấy nét sau của HTC One M8 thực hiện nhờ phần cứng là camera kép, cho phép lấy nét sau với bất kỳ tấm ảnh nào. Trong khi đó, các máy Nokia, Sony Xperia Z2 và Samsung phải chọn chế độ trước khi chụp, sau đó phải đợi máy chụp nhiều tấm hình. Ví dụ, tính năng lấy nét sau trên máy Nokia phải chụp tới 7 tấm ảnh ở độ sâu khác nhau, sau đó ghép lại để thực hiện việc tùy chỉnh điểm nét sau khi chụp.
Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện các tính năng camera kép trên HTC One M8:
Ảnh gốc chụp từ chế độ trong giao diện tiếng Anh gọi là Dimension Plus
Sau đó dùng hiệu ứng gọi là UFocus để lấy nét tiêu điểm phía trước của bức ảnh sau khi chụp
hoặc lấy nét tiêu điểm phía sau của tấm ảnh, cũng thực hiện sau khi chụp
Ảnh chụp chân dung từ camera kép
Sử dụng hiệu ứng để tạo bokeh mờ hậu cảnh sau khi chụp
Ảnh chụp chân dung từ camera kép
Tạo hiệu ứng mờ hậu cảnh để làm nổi bật tiền cảnh
Ảnh chụp chân dung bình thường từ camera kép
Có thể bạn quan tâm: