Với tên gọi Joint Polar Satellite System-1, JPSS-1, vệ tinh này sẽ giúp dự báo thời tiết, định vị các máy bay, tàu hay thủy thủ gặp nạn, hỗ trợ lính cứu hóa trong những đám cháy rừng, theo dõi núi lửa cùng nhiều ứng dụng khác. Dự kiến JPSS-1 sẽ được phóng đi từ căn cứ không quân Vandenberg ở California vào khoảng 16:30 chiều nay giờ Việt Nam.
JPSS-1 là vệ tinh đầu tiên trong số cụm 4 chiếc được Cơ quan Hải dương và Thủy văn Mỹ (NOAA) sử dụng để lấy dữ liệu đưa thẳng vào các mô hình dự báo thời tiết. Khi bay trên quỹ đạo, vệ tinh sẽ bay ngang qua xích đạo 14 lần mỗi ngày và bao phủ được Trái Đất 2 lần mỗi ngày. Các cảm biến trên tàu sẽ thu thập số liệu về không khí, biển, mặt đất, điểm xảy cháy, nhiệt độ cũng như tốc độ bốc hơi của nước.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Dữ liệu sau đó được xử lý để cải thiện tính chính xác khi dự báo những thảm họa lớn như bão hay giông tuyết và giảm thiểu thiệt hại cho cư dân Trái Đất. Ngoài JPSS-1, dữ liệu thời tiết còn đang được thu thập bằng các khinh khí cầu thả ở nhiều nơi nhưng ở những nơi rộng lớn như đại diện thì JPSS-1 sẽ phát huy lợi thế vì những nơi này không dễ thả khinh khí cầu.
Cũng cần nói thêm là dữ liệu từ JPSS-1 sẽ không phải là thứ bạn thấy trong các bản tin thời tiết. Những hình ảnh dạng này đến từ một loại vệ tinh khác gọi là geostationary - địa tĩnh. Loại vệ tinh này chỉ bay trên một vị trí cụ thể mà thôi.
Trong nhiều năm liền, Mỹ đã lo lắng về việc vệ tinh thời tiết bị rơi vì cũ kĩ trước khi chiếc mới được phóng lên. Giả sử JPSS-1 được phóng thành công và hoạt động bình thường, Mỹ sẽ có 2 chiếc vệ tinh thời tiết hoạt động song song.