Một thống kê dựa trên các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong những năm qua đã đem lại một số manh mối về nguyên nhân của căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên trẻ em, và nhà khoa học thực hiện thống kê này nói rằng những căn bệnh đó hoàn toàn có thể bị ngăn chặn.
Theo những dữ liệu này, chứng bạch cầu nguyên bào cấp tính (ALL, hay thường gọi là ung thư máu ) là sự kết hợp giữa biến dị trong gen và việc đứa trẻ bị nhiễm một loại virus phổ biến sau khi đã trải qua một năm đầu đời. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 2.000 đứa trẻ, và tỉ lệ này tăng lên khoảng 1% mỗi năm tại những quốc gia giàu có. Dù các nhà khoa học đã biết di truyền là một trong những nguyên nhân, dữ liệu mới này đem lại một nền tảng vững chắc cho việc tìm hiểu nguyên nhân nó xảy ra.
Lớp học của bệnh nhi ung thư. Ảnh: giaoduc.net.vn.“Tôi đã bỏ ra hơn 40 năm nghiên cứu chứng bạch cầu ở trẻ em, và trong thời gian đó đã có rất nhiều tiến bộ trong hiểu biết của chúng ta – vì thế ngày nay khoảng 90% ca bệnh được chữa khỏi,” tác giả nghiên cứu Mel Greaves nói. “Tuy nhiên có một điều gì đó lớn lao đang vắng bóng, một khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta – tại sao, hoặc làm thế nào mà những đứa trẻ khỏe mạnh lại bị bạch cầu và liệu chứng bệnh này có thể ngăn cản hay không.”
Trong quá trình xem xét, thống kê lại một khối lượng nghiên cứu khổng lồ, ông phát hiện ra rằng khi còn trong bụng mẹ, những khiếm khuyết về gene sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là pre-leukaemic (tạm dịch: “tiền bệnh bạch cầu”). Sau khi sinh ra, nếu đứa trẻ không bị nhiễm các loại vi sinh vật trong năm đầu đời, hệ miễn dịch của nó sẽ không thể học được cách đối phó với các mối đe dọa này. Trong một số trường hợp, một số đứa trẻ trong nhóm này sẽ bị nhiễm một loại vi khuẩn nào đó, và dẫn đến một đột biến gene mới, dẫn đến sự hình thành ALL.
Trong số những bằng chứng mà Greaves sử dụng, có một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng những con vật được sinh ra trong môi trường vô trùng sẽ bị bệnh bạch cầu khi phơi nhiễm vi sinh vật. Trong khi đó, những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, đi nhà trẻ hoặc có anh chị sẽ có tỉ lệ bị bạch cầu thấp hơn.
Điều quan trọng nhất trong nghiên cứu của Greaves có lẽ là việc ông khám phá ra hầu hết các ca ALL đều có thể được ngăn cản. Theo ông, bằng cách thiết kế ra một loại vaccine mô phỏng ảnh hưởng của “cú shock” mà hệ miễn dịch tạo ra khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus, khoa học sẽ có thể khắc phục sai lầm của xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, tổ chức Bloodwise của Anh nói rằng bệnh bạch cầu rất hiếm, và vì thế các bậc cha mẹ nên chờ đợi đến khi những dữ liệu chắc chắn hơn được tìm thấy trong tương lai. Đây cũng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến bệnh. “Dù việc phát triển một hệ thống miễn dịch mạnh trong những năm đầu đời có thể giảm thiểu rủi ro, chưa có giải pháp nào 100% ngăn chặn được bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ,” Alasdair Rankin, một thành viên của tổ chức này cho biết.
Các nhà khoa học thành công chuyển trí nhớ trên ốc sên, thách thức lý thuyết cũ về bộ não