Có rất nhiều điện thoại di động trên thị trường được sản xuất bởi những công ty giàu kinh nghiệm trong việc kinh doanh như Motorola, Nokia, Samsung, Ericsson. Vì thế Apple sẽ phải chịu nhiều áp lực cho sản phẩm tương lai này. Công ty sẽ phải phát triển và đưa ra một cái gì đó mang tính cách mạng cao để có thể giành cho mình được một chỗ ngồi trong thị trường điện thoại lúc bấy giờ.
Steve Jobs cùng với iPhone đã thay đổi ngành công nghiệp di động. Ảnh: Times.
Bên cạnh đó Apple cũng sẽ phải chịu thêm áp lực từ hãng AT & T. AT&T vừa là nhà cung cấp, vừa là đối tác kinh doanh quan trọng của Apple tại thời điểm đó. Công ty này có khả năng kiểm soát và ra lệnh cho Apple được làm gì và không được phép làm gì, và Jobs thật sự không thích điều đó.
Ông cũng nghi ngờ liệu có hay không một chip xử lý giành cho điện thoại và cùng với băng thông, mà tốc độ cho phép người dùng có thể truy cập Internet, ông cho rằng đó sẽ là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công cho sản phẩm sau này.
Với việc phát triển màn hình cảm ứng đa điểm - cho phép người dùng tương tác với thiết bị mà không cần thông qua những nút bấm - đã làm cho mọi thứ thay đổi. Chiếc điện thoại ra đời đã mang lại một cuộc cách mạng lớn trong ngành công nghệ điện tử.
Giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive, là người tiên phong trong việc đưa ra ý kiến sử dụng mô hình thử nghiệm của máy nghe nhạc iPod trong trương lai, và sử dụng nó như một bàn đạp để áp dụng cho điện thoại iphone khi nó vần còn trong ý tưởng.
Tháng 11/2004, Steve Jobs đã quyết đinh tạm gác dự án máy tính bảng sang một bên và toàn lực tập trung vào việc phát triển cho iPhone.
Apple được biết đến như một công ty cực kỳ “kín tiếng”, và tại thời điểm đó sự “im lặng” trong công ty thậm chí còn “im ắng” hơn bao giờ hết.
Steve Jobs, người chịu trách nhiệm tối cao trong dự án, đã bí mật ra lệnh cho toàn bộ các nhân viên trong công ty lúc đó: “Không một đối thủ cạnh tranh nào được phép biết Apple sẽ tham gia vào thị trường điện thoại”. Ông cho rằng một khi bí mật “dự án tím” bị tiết lộ thì các đối thủ cạnh tranh sẽ sao chép thiết kế lại thiết bị, và biến nó thành tài sản riêng của công ty họ.
Jobs cho rằng, “Apple vẫn chưa sẵn sàng cho việc cạnh tranh với những công ty cùng thiết bị”. Vì vậy, ông muốn giữ bí mật cho dự án đến phút chót và ban hành một chỉ thị mà chưa từng có trước đó: “Không mướn hay đưa bất cứ nhân viên nào từ bên ngoài vào công ty phục vụ cho “dự án tím. Không ai trong công ty được biết đến việc Apple đang phát triển một thiết bị điện thoại di động. Tất cả các công việc từ thiết kế, kỹ thuật, cho đến thử nghiệm, sẽ phải được tiến hành và được đặt dưới sự bảo mật tuyệt đối, văn phòng sẽ được trang bị với khóa từ riêng biệt”.
Scott Forstall, phó chủ tịch cao cấp phát triển phần mềm điện thoại của Apple, được Jobs trao cho trọng trách xây dựng đội ngũ phát triển thiết bị, tuy nhiên ông bị hạn chế trong việc thuyết phục các nhân viên của Apple tham gia “dự án tím” nhưng lại không được tiết lộ với họ bất cứ điều gì về chương trình này.
Sau khi nhóm được hình thành, các thành viên được chuyển tới một tòa cao ốc cùng với mật danh “dự án tím”. Lúc đầu, nó khá là rộng rãi, nhưng sau đó ngày càng chật khi các nhân viên khác đến nhiều hơn.
Để đến được phòng nghiên cứu, một người phải đi qua bốn lớp cửa bị khóa, mở cửa bằng các thẻ từ được thiết kế riêng cho từng lớp. Camera luôn được giữ trong tình trang hoạt động 24/24.
Ngay phía trước cánh cửa phòng nghiên cứu – “để luôn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của dự án bí mật” - họ treo một tấm biển trên đó có ghi, Fight Club - tạm gọi “Câu lạc bộ Chiến đấu” - được lấy cảm hứng từ một bộ phim cùng tên sản xuất năm 1999. Nguyên tắc đầu tiên của Fight Club là “không ai được phép nói về Fight Club”.
Mẫu iPhone năm 2007. Ảnh: Cnet.
Một nhóm với khoảng 15 thành viên đã tạo thành một đội ngũ thiết kế rất ăn ý, nhiều người trong số họ đã làm việc cùng với nhau trong hơn 10 năm.
Trong các buổi họp thiết kế về ý tưởng, họ tụ tập xung quanh một bàn ăn trong tòa cao ốc, đưa ra những ý kiến của mình, sau đó soạn thảo và ghi chép lại trong các quyển phác thảo, trên những bản in máy tính,và thậm chí trên cả những tờ rời.
Sau khi được đánh giá thẩm định, những ý tưởng mang tính khả thi và có cơ hội phát triển sẽ được đưa qua cho các nhóm hỗ trợ thiết kế, điêu khắc để tạo dựng thành các mô hình. Sau đó các mô hình sẽ được dữ liệu hóa lưu trên máy tính. Họ sẽ tạo ra những hình ảnh không gian ba chiều cùng màu sắc và kích cỡ phù hợp, sau khi tạm hài lòng với ý tưởng trên máy tính, họ sẽ cho ra đời các sản phẩm thô, các sản phẩm thô này sau đó sẽ quay trở lại bàn ăn và tiếp tục chờ thẩm định đánh giá.
Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi một sản phẩm ưng ý nhất ra đời. Theo Christopher Stringer, một nhà thiết kế công nghiệp trong nhóm, “chỉ để tạo ra nút bấm duy nhất cho chiếc điện thoại”, họ đã mất 50 lần mô phỏng, và tạo mô hình.
Nhóm đã phải vật lộn với các chi tiết cho việc thiết kế các góc cạnh, chiều cao, và chiều rộng của chiếc điện thoại. Mô hình đầu tiên, có mật danh là M68, có chữ "iPod" được in ở mặt sau, một phần để giữ kín cho sản phẩm “thực sự” được an toàn bí mật.
Việc xây dựng các phần mềm của hệ thống còn phức tạp hơn nhiều so với phần thiết kế bên ngoài. Forstall và nhóm của ông đã tìm đủ mọi cách để tạo ra những hiệu ứng ảo giác trông như thật, cho phép người dùng có thể tương tác và cảm nhận được thông qua một màn hình cảm ứng.
Cuối cùng, vào đầu 2007, Steve Jobs đã công bố chiếc điện thoại mới của Apple trong bài phát biểu của mình tại hội nghị thương mại hàng năm Macworld , San Francisco, và ông đã làm cho tất cả mọi người có mặt tại hội nghị vô cùng bất ngờ.
Vào đêm trước khi Steve Jobs đọc bài phát biểu của minh, hàng ngàn người tụ tập thành những đám đông, xếp hàng chờ đợi bên ngoài trung tâm Moscone, và khi cánh cửa mở ra, từng người từng người một nối đuôi nhau đi vào từ Gnarls Barkley, Coldplay và Gorillaz tràn ngập cả khán phòng.
Lúc 9:14, bài hát của James Brown bắt đầu vang lên, và Steve Jobs sải bước lên sân khấu, ông vẫn mặc quần jean quen thuộc. Ông nói, "ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ghi lại dấu ấn trong lịch sử!". Jobs nói trong sự nhiệt tình cùng với tiếng vỗ tay vang lên như sấm từ phía những người yêu công nghệ. Sau đó, ông trình bày về máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, iTunes, và Apple TV.
Lúc 9:40, ông nhấp một ngụm nước và bắt đầu. “Đã 2 năm rưỡi nay, tôi đã trông chờ và hy vọng rằng ngày này sẽ đến”.
Căn phòng bỗng trở nên im lặng. Không một ai lên tiếng, họ đứng đó lắng nghe và chờ đợi một sự kiện đang đến gần.
"Mỗi khi một sản phẩm mang tính cách mạng ra đời, thì nó cũng sẽ cuốn theo mọi thứ thay đổi cùng với nó", Jobs nói. "Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu ba sản phẩm mang tính cách mạng và sẽ làm thay đổi mọi thứ".
Việc đầu tiên, ông nói, là một iPod màn hình rộng với điều khiển cảm ứng. Thứ hai, là một điện thoại di động. Và thứ ba, một thiết bị thông tin liên lạc Internet mang tính đột phá.
"Một iPod, một điện thoại, và một thiết bị thông tin liên lạc Internet”, ông lặp lại “Một chiếc iPod, điện thoại ...” , ông nhấn mạnh. "mọi người vẫn đang hiểu đó chứ?? Đây không phải là ba thiết bị riêng biệt, mà là một thiết bị duy nhất! Và chúng tôi gọi nó là iPhone".
Khi đó đám đông bắt đầu reo hò cổ vũ, màn hình phía sau Jobs dần sáng lên với từ "iPhone". Bên dưới có thêm dòng chữ, "Apple đã tái phát minh ra điện thoại."
Trong những tuần sau đó, những chuyên gia kỹ thuật trên toàn thế giới bắt đầu ngân nga điệp khúc Hallelujah, hết lời ca ngợi cho thiết bị mới của Apple.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà sản xuất điện thoại di động lâu năm không đồng ý với quan điểm đó. Jim Balsillie của RIM BlackBerry đã chế giễu những nỗ lực của Apple khi cho rằng Apple đang thách thức những ông hoàng trong ngành di động. "Đó đại loại như là một sự cố gắng của những người mới bước vào nghề. Thị trường đã có quá nhiều chọn lựa cho người tiêu dùng rồi”.
Tiếp đó là đồng giám đốc điều hành của công ty sản xuất điện thoại BlackBerry, cũng đưa ra nhận xét với đại ý tương tự.
Steve Ballmer, giám đốc điều hành của Microsoft vào thời điểm đó, thậm chí còn cho rằng. "iPhone sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để nhận được bất kỳ thị phần nào trong thị trường điện thoại."
Và sau đó là Richard Sprague, một giám đốc tiếp thị cấp cao của Microsoft, cho rằng “Apple sẽ không bao giờ bán được 10 triệu thiết bị trong năm 2008 như lời dự đoán của Jobs”.
Lúc đầu, dường như mọi chuyện đều xảy ra đúng theo như những gì họ nói.
Khoảng chín tháng đầu năm 2008, doanh thu mang về chỉ được một nửa so với dự đoán. Nhưng chỉ một khoảng thời gian ngắn sau đó.
Khoảng quý cuối năm 2008, Apple cho ra đời mô hình thế hệ thứ hai, được gọi là iPhone 3G. Điều gì đến đã phải đến, nhà sản xuất không kịp cung cấp cho nhu cầu quá lớn của thị trường. Và chỉ trong vòng 3 tháng, Apple đã bán được 6,9 triệu điện thoại.
Cuối quý IV/2009, tổng số bán ra kể từ lúc giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên đã vượt quá 30 triệu chiếc điện thoại.
Nếu như ba năm trước đây, công ty Apple không là gì trên thị trường quốc tế, thì hôm nay Apple đã kéo về cho mình 16 phần trăm tổng doanh số bán hàng của thị trường smartphone trên toàn thế giới, và trở thành công ty lớn đứng thứ 3 trong kinh doanh.
Tuy nhiên, Apple sẽ không ngờ rằng, vẫn còn đó những đối thủ sau lưng họ. Samsung đã bắt đầu chuyển mình và có những động thái đầu tiên. Họ sẽ làmđiều mà gần như chưa từng có trong lịch sử kinh doanh của nhân loại, dẫn đến những cuộc chiến trải dài các mặt trận, rộng khắp trên bốn châu lục.
Có thể bạn quan tâm: