Chỉ nghe điện thoại khi đã dừng xe an toàn, để tránh vi phạm an toàn giao thông , và bị giật điện thoại.
1. Bị phạt vì vi phạm an toàn giao thông
Nhiều bạn trẻ khi bị CSGT phạt vì tội sử dụng điện thoại khi đang chạy xe còn ngơ ngác: “Ủa ủa, có luật này nữa hả?” Thật sự là có luật này đấy các bạn ạ. Từ năm 2012, luật giao thông đã có quy định phạt tiền đối với người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy trên đường. Khi sử dụng điện thoại trên đường đi, bạn đã phân chia cơ thể lẫn trí não mình ra làm hai, không còn tập trung hoàn toàn cho chuyện lái xe nữa, nên rất dễ gây tai nạn cho bản thân và những người khác. Chính vì thế, các chú CSGT sẽ nhắc nhở bạn ngay nếu phát hiện bạn đang vi phạm điều luật này.
2. Dễ bị giật mất điện thoại
Cơ hội cho bọn xấu chính là đây. Khi bạn vừa phải điều khiển xe vừa phải chú tâm vào chiếc điện thoại di động, bạn hoàn toàn mất cảnh giác với bọn cướp giật xung quanh. Và chỉ trong tích tắc, “em” smartphone yêu dấu của bạn sẽ nằm gọn trong tay người khác. Mất điện thoại vẫn chỉ là chuyện nhỏ so với bạn mất đi rất nhiều dữ liệu và kỉ niệm được lưu trữ trong đó. Đó là chưa kể đến những tai nạn đáng tiếc do bọn cướp giật điện thoại gây ra nữa.
3. Dễ bị tai nạn giao thông
Những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông gây ra do người vừa sử dụng điện thoại vừa di chuyển trên đường tăng cao. Vừa nhắn tin, gọi điện vừa điều khiển xe sẽ hạn chế khả năng quan sát và xử lí tình huống của người đang tham gia giao thông. Rất nhiều tai nạn thương tâm mà nguyên nhân là các bạn trẻ bị phân tâm, khi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại di động.
Rất dễ xảy ra tai nạn giao thông khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại.
“Không hiểu sao một ngày có đến 24 tiếng nhưng những việc gấp, những cuộc gọi quan trọng, những vấn đề cần phải giải quyết ngay… đều đến vào lúc tôi đang di chuyển trên đường.” Bảo Khánh, sinh viên báo chí, đang cộng tác cho một trang báo lớn chia sẻ. Ai cũng biết việc vừa chạy xe máy vừa sử dụng điện thoại là vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong những trường hợp phải nhận những cuộc gọi quan trọng, mọi người đành… “nhắm mắt làm liều.”
Để giúp các bạn trẻ an toàn khi lưu thông trên đường mà không ảnh hưởng đến công việc, Samsung đã giới thiệu chế độ S-bike thông minh dành riêng cho dòng Galaxy J (2016). Theo đó, chế độ S-bike được tích hợp sẵn sẽ giúp sàng lọc cuộc gọi khẩn cấp khi lái xe, giúp người dùng không bị lỡ những cuộc gọi quan trọng và chỉ thực hiện cuộc gọi khi đã dừng xe an toàn.
Cách sử dụng S-bike rất đơn giản. Trước khi bắt đầu di chuyển, các bạn chỉ cần chạm nhẹ biểu tượng S-bike trên thanh thông báo để kích hoạt chế độ. Từ đó, điện thoại sẽ được đặt ở chế độ im lặng để không ảnh hưởng việc lưu thông, nhưng các cuộc gọi đến sẽ tự động nhận được thông báo thoại của hệ thống: “Người bạn muốn gọi đang lái xe nên không thể nhận cuộc gọi, vui lòng nhấn phím 1 nếu bạn muốn người nhận dừng xe và trả lời cuộc gọi khẩn cấp của bạn”. Chính “thông báo tích cực” này sẽ giữ cho bạn yên tâm và tập trung lái xe. Và trong trường hợp khẩn cấp, bạn chỉ thực hiện cuộc gọi khi đã dừng xe hoặc di chuyển chậm với tốc độ an toàn.
S-bike giúp sàng lọc cuộc gọi để người lái xe an toàn hơn khi lưu thông
Tuổi trẻ không chỉ sống hết mình mà còn phải sống thông minh nữa. Phải chú ý đặt sự an toàn của bản thân và những người xung quanh lên hàng đầu bạn nhé. Có như vậy, bạn mới có thể làm được hết những gì mình muốn.
Ngoài chế độ S-bike thông minh giúp người dùng lưu thông an toàn hơn trên đường, Galaxy J5 và Galaxy J7 (2016) còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các thiết bị di động khác trong phân khúc di động tầm trung như: chất lượng chụp ảnh đẹp nhất trong điều kiện ánh sáng yếu, nhờ khẩu độ f1.9 giúp tăng lượng ánh sáng lên đến 34%, dung lượng pin lớn lên đến 3.100mAh (Galaxy J5) và 3.300 mAh (Galaxy J7), màn hình Super AMOLED sống động, chạy các ứng dụng và mạng xã hội tốt... Sản phẩm sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của những người dùng trẻ. |