Các nhà khoa học đã quyết định đặt tên cho hành tinh này là Ross 128b (tên nhà thiên văn Frank Elmore Ross). Hành tinh này xoay xung quanh một ngôi sao lùn cách trái đất 11 năm ánh sáng. Theo như công nghệ hiện tại, con người phải mất khoảng... 141.000 năm mới bay tới được hành tinh này.
Hành tinh Ross 128b bay quanh một ngôi sao lùn cách Trái đất 11 năm ánh sángNhiều chuyên gia thiên văn học cho rằng, đây là một khoảng cách lý tưởng, tương đối gần tính từ tâm dải ngân hà , cho phép quan sát dễ dàng hành tinh này bằng kính viễn vọng E-ELT mới đang được xây dựng và dự kiến đưa vào hoạt động năm 2025.
Mặc dù cách Trái đất 11 năm ánh sáng, nhưng Ross 128b đang bay về phía chúng ta và được dự đoán sẽ trở thành ngôi sao hàng xóm gần Trái đất nhất trong 79.000 năm tới.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Với những đặc điểm như có khối lượng và nhiệt độ bề mặt gần tương đương với Trái Đất, giới khoa học cho rằng Ross 128b hứa hẹn là nơi con người có thể sinh sống được.
Ross 128b đang bay tiến gần hơn với Trái đấtNicola Astudillo-Defru, một trong những nhà nghiên cứu thuộc dự án này cho biết, vẫn chưa rõ liệu Ross 128b có thể duy trì sự sống hay không, nhưng đây có thể được cân nhắc là một cái tên mới trong danh sách khoảng 50 hành tinh được cho là có thể tồn tại sự sống mà giới khoa học tìm ra thời gian gần đây.
Các nhà khoa học cho biết bước tiếp theo họ sẽ khám phá xem liệu bầu khí quyển bao quanh hành tinh này có các dấu hiệu tồn tại của nước, ôxi hay khí methane hay không.
Trái Đất sẽ tiệm cận nhiệt độ cao "khủng khiếp" vào năm 2050