Trong bài review này, nhân GPU được ASUS chọn lựa để mở đầu cho kỷ nguyên Striker có mã GK104 từng sử dụng cho card đồ họa GTX 760 tương tự với Mars 760. Tuy nhiên ở đây, điểm khác biệt giữa Striker 760 và Mars 760 cũng như các sản phẩm GTX 760 khác ngoài thị trường là con này nó có dung lượng VRAM là 4GB không như 4GB của Mars 760 do 2 con GPU GTX 760 SLI lại với nhau hay card GTX 760 dung lượng chuẩn 2GB.Vì thế có thể đoán là con Striker 760 này được ASUS nhắm đến các đối tượng game thủ khoái chơi đa màn hình với độ phân giải lớn.
Chúng ta hãy cùng xem thông số của con này ra sao nếu so với các card đồ họa khác tương đương đẳng cấp như thế nào? Mình dùng database của TechPowerUp để làm tư liệu tham khảo.
Rõ ràng ngoài việc có dung lượng 4GB và xung nhịp core cao hơn (980 so với 1085 MHz) thì Striker 760 không có nhiều sự khác biệt lắm với bản ref GTX 760.
Ngày nay chuyện chơi game nhiều màn hình hỗ trợ độ phân giải lớn có lẽ cũng chẳng xa lạ gì nữa, vì thế ASUS cũng không thể đi ngoài xu hướng đó và có thể Striker 760 ra đời là nhằm giải quyết nhu cầu đó cho game thủ. Điểm bất lợi nhãn tiền mà mình có thể nói đến ở con này là nó dùng GPU GK104 và số lượng CUDA cores như GTX 760 vốn dĩ là card đồ họa tầm trung vì thế khả năng chơi game mượt mà ở độ phân giải cao hơn Full HD của Striker 760 có thể sẽ không mượt mà lắm dù được mod dung lượng VRAM lên 4GB.
Thiết nghĩ, nếu thực sự nghĩ cho game thủ, theo quan điểm của mình, ASUS nên làm bản Striker cũng với mã GPU là GK104 nhưng với số lượng CUDA cores của GTX 770 hơn là GTX 760, vì đẳng cấp GTX 770 đã được khẳng định ở nhiều bài review rồi, chưa kể với số CUDA cores nhiều hơn thì chuyện GTX 770 ăn đứt GTX 760 là chuyện đương nhiên.
Sẽ có nhiều bác nói rằng nếu chơi game thì sao không lấy đại GPU GK110 trong con GTX 780, 780 Ti và Titan mà lắp vào cho Striker ấy? Câu trả lời của mình sẽ là giá của nó sẽ bị dội lên rất nhiều, dù mình chưa thực sự biết giá của con Striker 760 này bao nhiêu, nhưng thuộc dòng ROG thì khả năng giá cao là không tránh khỏi. Do đó nếu dùng GPU GK110 thì các bác nghĩ giá con này sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ rất là khủng, mình e là vậy.
Trong bài review Striker 760 do mình chưa có màn hình 4K hay 3 màn Full HD để test do đó tất cả các kết quả benchmark như thường lệ vẫn lấy từ màn Full HD.
Phía trước hộp vẫn là cách phối màu quen thuộc của dòng ROG với tông đỏ đen đi kèm với khẩu hiệu “Accelerate your game” ám chỉ đến đối tượng game thủ. Chưa biết khả năng con này trên res cao như thế nào nhưng nếu dùng GPU GTX 760 mà chơi motto kiểu này thì có lẽ ASUS hơi ảo tưởng về sức mạnh của con Striker 760 này.
Phía sau hộp cũng giống như mấy con dòng ROG trước đó mình có review thì cũng trưng ra hình ảnh 3D về cấu tạo của con này dành cho bác nào nhát tay mổ hàng hay không được phép mổ hàng như mình. Ngoài ra phía sau hộp cũng có đưa vài thông tin về specs cũng như hình ảnh số lượng đầu kết nối.
Mở nắp cover lên chúng ta sẽ thấy tràn lan đại hải các công nghệ PR cho Striker 760. Bên phía tay trái của cover là biểu đồ so sánh frametime và framerate của Striker 760 với GTX 760 bản ref qua đó chúng ta có thể thấy frametime và framerate của Striker 760 có vẻ đều và cao hơn GTX 760 ref. Điều này nói lên được gì? Frametime ít biến động thì tình trạng giật hình (stuttering) sẽ ít hơn và framerate cao hơn sẽ ít bị lag hơn. Nhưng quan trọng ở đây là ASUS đang lấy cái benchmark gì để vẽ nên cái biểu đồ này. Cái này thì mình hoàn toàn không biết?
Hãy bỏ qua các features như tản DirectCU II, công nghệ quạt CoolTech, mạch điều khiển dòng kỹ thuật số Digi+ VRM đạt chuẩn Super Alloy Power hay GPU-Z ROG Edition vì mấy cái này hoặc là đã có ở các sản phẩm card đồ họa khác của ASUS hoặc là không quan trọng mấy. Hãy quan tâm tới hệ thống đèn LED màu báo hiệu tình trạng tải mà chỉ có sản phẩm ROG mới có. Hơi khác xíu với Matrix, đèn LED của Striker 760 chỉ có 3 màu đỏ (tải nặng), vàng (tải trung bình) và xanh (tải nhẹ hoặc idle).
Mở banh cái hộp ra thì chúng ta sẽ có những gì? Ngoại trừ card chỉ có 1 cầu SLI, sách hướng dẫn và dĩa driver. Quá ít đối với 1 sản phẩm dòng ROG.
Phía trước là miếng cover tông đen đỏ truyền thống của ROG được design theo cái kiểu mà theo mình thì nó xấu bà cố, không ngầu như các thiết kế trước đó của ROG. Ngoài ra phía trên có lòi ống heatpipe được mạ nikel có đường kính 10mm, khá to do đó khả năng tản nhiệt chắc là cũng tốt. Chưa hết, 2 quạt làm mát 10cm cho Striker có quạt trái sử dụng công nghệ CoolTech bao mát cộng bao ồn nếu chạy max tốc độ.
Phía sau Striker được trang bị backplate chống va chạm thường thấy ở các sản phẩm dòng cao cấp của ASUS.
Nếu để ý ở mặt sau phía trên gần chỗ lòi ống heatpipe, Striker 760 có các lỗ dành riêng cho tay ép xung có thể mod điện vào tăng điện thế tăng cường khả năng ép xung cho con này.
Tiếp nối trào lưu gay hóa card màn hình của ASUS trong mùa 2013-2014, Striker 760 được thiết kế rất gọn và chỉ hốt của mainboard 2 slot PCI thôi.
Khác với bản ref, Striker 760 dùng đến 1 đầu nguồn 8 pin và 1 đầu 6 pin để hoạt động.
Hệ thống đèn LED báo tải nằm ở đỉnh đầu card gồm 3 màu đỏ (tải nặng), vàng (tải trung bình) và xanh (tải nhẹ hoặc idle). Nhìn chung thì nếu là dân gamer thì sẽ ít để ý đến cái này vì nó mang tính trang trí là chính còn nếu là dân ép xung thì hệ thống này sẽ giúp được ít nhiều cho họ trong lúc ép xung.
Với 2 đầu cắm SLI, Striker 760 sẽ hỗ trợ tối đa Quad SLI với 3 con GTX 760 nữa.
Khu vực cổng kết nối gồm 2 cổng DVI và 2 cổng HDMI, Display Port full size cho phép gamer có thể kết nối tới 4 màn hình chạy chế độ 3D Surround của NVIDIA với 3 màn hình chính và 1 màn hình phụ.
Có thể bạn quan tâm: