Mặc dù màn hình cảu LG Stylus vẫn sử dụng tấm nền kích thước 5,5" nhưng độ phân giải giảm chỉ còn qHD (960 x 540), chính vì thế hình ảnh trông rỗ hơn rất nhiều so với độ phân giải 2K (2560 x 1440) trên G3.
May mắn là màu sắc hiển thị khá tốt, tốt hơn so với mặt bằng chung của những mẫu máy tầm trung hiện nay. Góc nhìn cũng được đảm bảo nhờ vào tấm nền IPS.
Vi xử lý cũng không còn là Snapdragon 801, thay vào đó LG trang bị cho G3 Stylus chip "bốn nhân xung nhịp 1,3GHz" nhiều khả năng là Snapdragon 400.
Máy vẫn chạy khá mượt, tuy nhiên ở một vài thao tác như chuyển giữa các app với nhau hay thoát ứng dụng thì độ trễ vẫn xuất hiện. RAM của máy cũng chỉ có dung lượng 1GB, thấp hơn khá nhiều so với con số 3GB của G3.
Máy có hầu hết các tính năng phần mềm của G3, từ việc chạy đa nhiệm Dual Window cho đến khả năng ghi chú nhanh bằng app QuickNote+ lẫn việc chụp ảnh bằng cử chỉ (ví dụ như chụm tay lại để ghi hình) hoặc nhấn phím mặt lưng để "tự sướng". Tuy nhiên, G3 Stylus không có cảm biến laser để tự động lấy nét khi chụp ảnh.
Điều không hài lòng với G3 Stylus đó là cây bút của sản phẩm không được tận dụng một cách triệt để. bút stylus của G3 Stylus chỉ có khả năng viết vẽ như một cây bút cảm ứng bình thường.
Nếu như LG chịu khó bổ sung thêm vài tính năng hay ho nữa cho G3 Stylus thì máy sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. Ở cạnh trên sản phẩm có một lỗ để bạn đặt bút vào, tránh thất lạc.
Có thể bạn quan tâm: