Bẵng đi một thời gian thì nhận thấy bên đối thủ AMD tung ra con hàng chiến lược cho phân khúc tầm thấp là HD 7730 với giá cả tương đối phải chăng mà có lẽ các anh em cũng đã biết giá rồi thông qua các dealer lớn bên VN mình. Lúc này anh chàng NVIDIA của chúng ta thì không thể ngồi yên được nữa, tận dụng lại nền tảng Kepler đang rất là good của mình, NVIDIA quyết định làm lại phiên bản GT 630 nữa mang hồn vía Kepler để chơi với HD 7730 bên AMD. Không như lần upgrade thứ 2 trước chỉ với bộ nhớ GDDR5, lần này NVIDIA làm mới gần như hoàn toàn GT 630 và tiếc là họ không giữ lại bộ nhớ GDDR5 mà lại sử dụng GDDR3 (xem bảng dưới).
Số CUDA Cores (theo cách gọi của NVIDIA) hay Shader Units được tăng lên đáng kể từ 96 lên tới 384 bằng với GT 640 và băng thông bộ nhớ giảm từ 128 bit xuống còn có 64 bit . Số ROPs được tăng lên gấp đôi (8 so với 4 của đời GT 630 cũ).
Không biết là sự thay đổi này thì GT 630 Kepler có làm nên cơm cháo gì không? Tiện thể có con ASUS GeForce GT 630 SL mình cho làm chuột bạch luôn. Và mình cũng không có ý định so con này với HD 7730 vì lý do gì thì các anh em nào theo dõi bài mình lâu nay chắc cũng hiểu rồi.
Mặt trước thứ làm mình ấn tượng là con số 0 dB chứ không phải số CUDA Cores. Cái này chắc chắn anh nào xài HTPC sẽ khoái lắm đây.
Nhìn sơ sơ phía sau hộp, mình nhận thấy con này có chân cắm hơi khác so với mấy con card trước mình từng test. Con GT 630 này chân cắm nó ngắn hơn nhiều và chắc con này không nhận đủ băng thông x16 PCIe trên mobo.
Nhìn vào mặt trước có thể thấy ngay là ASUS sử dụng bộ tản không quạt (fanless heatsink) cho con GT 630 này do đó mình có thể hiểu tại sao có chữ SL theo sau tên mã của con này. Điều này tốt cho các anh em sử dụng HTPC hoặc yêu thích sự tĩnh lặng. Tuy nhiên với một đất nước mà yếu tố khí hậu luôn là thách thức lớn với các thiết bị điện tử như Việt Nam thì nhiều người nói với mình rằng họ không thích mấy con card đồ họa mà không có quạt, vì nó dễ làm cho card tạch nếu đặt trong môi trường hạn hẹp như thùng máy HTPC. Do đó phần test nhiệt độ con này mình sẽ kiểm tra kỹ càng hơn cho an tâm.
Phía sau hầu như chẳng có gì đặc biệt ngoại trừ tem của NPP SPC Vĩnh Xuân bự chình ình dán lên bảng mạch.
Do con này nó hơi bị nhỏ người nên chỉ hốt của mobo anh em 1 slot PCI thôi.
Khu vực cổng kết nối thì con GT 630 này hỗ trợ 3 cổng kết nối phổ biến nhất hiện nay là VGA, DVI và HDMI full size đủ để xuất ra 3 màn hình lớn cho nhu cầu 3D Surround.
Hệ thống test của mình như sau:
Anh em có thể thấy rõ là con này chỉ chạy ở băng thông tối đa là x8 thôi vì chân cắm của nó được NVIDIA thiết kế như vậy. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng của nó lên các benchmark .Do đó con này khó mà cân nổi res 1080p và một số option từ High tới Extreme, vì vậy mình đã thay đổi lại các settings cho game và trình benchmark. Hầu hết settings được set về mức medium-low và res là 720p. Sau đây là kết quả benchmark của con này:
3DMark 11 Performance Preset
3DMark Ice Storm
3DMark Ice Storm Extreme
[/quote]
3DMark Ice Storm Unlimited
3DMark Cloud Gate
Heaven 4 Medium Settings, DX11, 720p
Valley Medium Settings, DX11, 720p
Battlefield 3 Medium Settings 720p, FOV 90, No Vsync
Frames: 8048 - Time: 208729ms - Avg: 38.557 - Min: 30 - Max: 65[/code]
Batman AC
Bioshock Infinite
Crysis 2
DMC Devil May Cry Max Settings 720p, No Vsync
Frames: 8799 - Time: 179012ms - Avg: 49.153 - Min: 38 - Max: 65
GRID 2 High Settings 720p, MSAA 2x, No Vsync
Hitman Absolution Medium Settings, MSAA 0x, No Vsync
Metro Last Light
Sleeping Dogs
Tomb Raider Medium Settings, 720p, No Vsync
Tới phần ép xung thì do con này không có fan do đó mình chỉ oc nhè nhẹ thôi. Cụ thể là kéo max core clock và memory clock chỉ lên chút ít.
Có thể bạn quan tâm: