Gần như y hệt nhau, R7 260 chỉ khác đàn anh của nó ở số Shader Units (768 với 896) vì vậy có thể nói con này là bản cắt giảm của R7 260X và cũng theo bảng này thì đối thủ của con này nếu xét về giá sẽ là GTX 650 non Ti non Boost - một con card cũng đã cũ mèm bên phía đối thủ NVIDIA. Tất nhiên mình không có ý định so sánh con này với GTX 650 làm gì vì đơn giản là không có mẫu GTX 650 nào để mà so nữa, mình chỉ đơn giản cho anh em thấy là con R7 260 DC2 này sẽ làm được những gì qua bài review này mà thôi.
À mà suýt quên, xung nhịp core /mem của con này hoàn toàn y hệt bản ref của AMD nhé, chỉ khác là con này nó sử dụng tản DirectCU II thôi, do đó nếu muốn có sự thay đổi nào đó về mặt hiệu năng thì có lẽ chúng ta nên chờ đợi bản OC hay Top của con này. Khả năng này khó xảy ra khi mà đặc trưng của ASUS ít khi nào làm bản ép xung sẵn cho mấy con tầm thấp lắm, tuy nhiên mình cũng hy vọng là sẽ có.
Về giá thì hiện tại thì bên mình thì chưa thấy có dealer nào nhập về và hình như là ngay cả trên thị trường nước ngoài con này cũng chưa được bán nên giá mà mình nhập trong bảng trên là lấy nguồn từ trang này nên có thể là đúng hoặc sai, do đó thông tin này chỉ mang tính tham khảo là chính.
Phụ kiện của con này bao gồm:
Sách và dĩa driver.
Đầu chuyển DVI-VGA.
Cầu CrossFire.
Vì là đàn em của R7 260X DC2 OC nên phía trước của R7 260 DC2 nhìn không khác gì người đàn anh khi cũng sở hữu bộ tản thiết kế giống nhau với 2 quạt làm mát 8cm.
Phía sau thì… như anh em thấy đó, có vẻ như chúng ta là tận mắt chứng kiến thêm một cái sự lừa tình nữa tiếp nối theo đàn anh R7 260X. Bo mạch ngắn hơn bộ tản cả khúc, mình đang tự hỏi sao ASUS không làm bộ tản DC2 rút gọn lại cho hợp với cái bo mạch thì nhìn con card nó cũng đẹp hơn nhiều như MSI đang làm với con GTX 650 mình có thấy trong box Review của mình. Ai khác thì mình không rõ nhưng mình là mình thích thiết kế gọn gàng của MSI hơn, mong là trong tương lai thì ASUS nên cân nhắc điều này.
Phía trên của con này càng tô vẻ cho sự lừa tình của nó mà thôi, cơ mà muốn gắn con này vào mobo thì phải hy sinh mất 2 slot PCI như thường lệ nhé.
Nhìn ở góc dưới của con này thì có vẻ như là bộ tản bị đặt lệch so với GPU hay sao ấy? Có lẽ là do góc chụp chứ nếu không thì khả năng tản nhiệt của con này sẽ bị nghi ngờ rất lớn. Tuy nhiên thì phần đó sẽ được mình test thật kỹ ở post gần cuối của bài review này.
Với chỉ một cổng CF, anh em chỉ có thể chạy tối đa 2-way CrossFire với 1 card R7 260 nữa mà thôi, nhưng chừng đó cũng là đủ với con card tầm thấp rồi.
Cũng như người đàn anh của mình thì R7 260 DC2 chỉ cần 1 đầu 6 pin PCIe để hoạt động . Vì thế khả năng ngốn điện của con này sẽ không đáng kể mấy.
Khác với R7 260X, R7 260 DC2 chỉ có 3 cổng xuất hình gồm Display Port, HDMI và DVI. Do đó nó chỉ cho phép anh em xuất được tối đa 3 màn hình còn muốn xuất nhiều hơn 3 màn hình bắt buộc chúng ta phải sử dụng một thiết bị được gọi là Display Port hub. Tất nhiên trong bài viết này thì mình sẽ không đề cập quá chi tiết về cái này.
Hệ thống test của mình như sau:
Kết quả của một đống benchmark như thường lệ:
3DMark 11 Extreme Preset
3DMark Fire Strike
3DMark Fire Strike Extreme
Heaven 4 Extreme 1080p
Valley Extreme HD
Battlefield 3 Ultra Settings 1080p, FOV 90, No Vsync
Frames: 7481 - Time: 210508ms - Avg: 35.538 - Min: 28 - Max: 54
Batman AC Max Settings 1080p, FXAA High, No Vsync, PhysX High
Bioshock Infinite
Borderlands 2 Max Settings 1080p, No Vsync, PhysX High
Frames: 18721 - Time: 321596ms - Avg: 58.213 - Min: 44 - Max: 72
Crysis 2
Crysis 3 Max Settings 1080p, FXAA On, No Vsync
Frames: 2499 - Time: 122804ms - Avg: 20.350 - Min: 15 - Max: 28
DMC Devil May Cry Max Settings 1080p, No Vsync'
Frames: 18939 - Time: 182974ms - Avg: 103.507 - Min: 77 - Max: 139
GRID 2 Ultra Settings 1080p, MSAA 8x, No Vsync
Hitman Absolution Ultra Settings, MSAA 0x, No Vsync
Metro Last Light Max Settings, SSAA On, Advanced PhysX On
Sleeping Dogs
Có thể bạn quan tâm: