Smartphone “thương hiệu Việt” – Một năm bùng nổ và nỗ lực
Công bằng mà nói năm 2013 đánh dấu rất nhiều điện thoại “Thương hiệu Việt “ được ra mắt như : HKphone Revo Lead, Revo Lead 2, những sản phẩm của Mobiistar và đặc biệt là chiếc điện thoại đình đám Q-Smart Dream SI….Ở đây phải nhấn mạnh ở 3 từ thương hiệu Việt bởi vì sao? Bởi chúng chưa được sản xuất chính thức tại Việt Nam mà thông qua một số nhà máy của nước láng giềng Trung Quốc. Chỉ duy nhất có một sản phẩm là chiếc Vivas Lotus S1 là điện thoại được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam (tuy nhiên, đây cũng chỉ là tuyên bố đơn phương từ phía đơn vị bán hàng).
Vivas Lotus S1 là chiếc điện thoại được giới thiệu là sản xuất bởi công nghệ trong nước Đặc điểm chung của các smartphone này là cấu hình rất mạnh, thiết kế đẹp, bắt mắt và với giá cả rất bình dân chỉ trong tầm 4-6 triệu cho những sản phẩm như vậy. Nắm bắt được thị hiếu người dùng nước ta là chuộng các sản phẩm có cấu hình mạnh, chụp ảnh đẹp và đặc biệt phải có quá trình hậu mãi thật hấp dẫn. Đơn cử như chương trình 100% hài lòng của HKphone cho phép bạn trả sản phẩm sau 3 ngày sử dụng nếu bạn không cảm thấy phù hợp với mình và tặng kèm rất nhiều sản phẩm. Ngoài những chương trình khuyến mãi để thu hút người dùng đến với các sản phẩm của họ, những nhà phân phối điện thoại trong nước đã bước đầu biết cách đưa nguồn hàng về các khu vực vùng sâu, vùng xa. Mục đích tất nhiên là để tăng doanh số, nhưng mặt khác, nó cũng giúp nhiều người dân Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ cao cùng giá thành vừa túi tiền của mình.
Diễn đàn "Chạm thay đổi - Chạm tương lai" của Mobiistar
Bên cạnh đó, nhiều hãng đã tích cực quảng bá hình ảnh của mình bằng những hội thảo lớn, những cái bắt tay hợp tác với những ông lớn như Facebook, Mediatek hoặc việc lựa chọn Đại sứ thương hiệu cho riêng mình. Tất cả đều nằm trong nỗ lực vì một tương lai, vì một sản phẩm thương hiệu Việt đúng nghĩa, và vì một Việt Nam thông minh hơn. Nhưng đằng sau đó vẫn có một sự “ dè bỉu “ nhất định từ cộng đồng công nghệ.
Người Việt hãy mở lòng với những thương hiệu trong nước
Việc người tiêu dùng ưa chuộng những sản phẩm từ các hãng lớn như Samsung, Apple, Nokia, LG.. là điều không phải bàn cãi bởi những thương hiệu đó nổi tiếng trên toàn thế giới và đã ăn sâu vào trong tiềm thức mọi người. Những sản phẩm sang trọng, đẹp, cấu hình mạnh với giá thành cực cao vẫn luôn được lựa chọn thay vì những chiếc điện thoại bình dân có cấu hình gần như tương đương và có giá thành rẻ chỉ bằng một nửa. Đấy là sự lựa chọn của từng người, mình không có quyền để áp đặt cũng như phê phán. Nhưng dù có là lựa chọn một sản phẩm ngoại thì cũng không nên “đánh cắp” cơ hội của những chiếc điện thoại đang dần khẳng định mình như thế.
Smartphone Việt đang dần khẳng định mình
Là một người tiêu dùng thông thái và một hầu bao rộng mở bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các siêu phẩm đã khẳng định mình trên trường quốc tế tuy nhiên bạn cũng nên nhìn nhận một cách 'thoáng' hơn về những chiếc điện thoại thương hiệu Việt. Nếu bạn chưa từng sử dụng, chưa từng một lần chạm vào, chưa một lần thử nghiệm tại sao bạn lại dám chắc những sản phẩm “thương hiệu Việt” kia là không tốt. Các hãng điện thoại trong nước cũng ngầm hiểu rằng sức mạnh truyền thông cũng chưa đủ, họ đang rất mong muốn rằng nhận thức của người tiêu dùng thay đổi, không hẳn cứ phải mua điện thoại của họ mà chỉ cần có cái nhìn đúng đắn hơn về smartphone Việt Nam.
Nhiều người cho rằng những chiếc điện thoại từ HKphone, Mobiistar, Q-Mobile… là các sản phẩm đến từ Trung Quốc không nên dùng hay dùng chán lắm. Tuy không phủ định việc chúng được sản xuất ở nước láng giềng hay bất kỳ đâu nhưng cái đáng bàn ở đây là sản phẩm của “Tàu” nhưng nó được sản xuất như thế nào, có giống như những sản phẩm không thương hiệu bán đầy ngoài “chợ” hay không?
Điện thoại "Tàu" đâu hẳn là không tốt
Như các bạn biết các hãng như Oppo, ZTE, Huawei đều đã khẳng định mình trên thị trường Quốc tế, mà họ đến từ đâu? Đến từ đất nước mà chúng ta đang bàn đấy. Nói đi cũng phải nói lại việc người Việt dè bỉu hàng ‘Tàu” cũng đã thấm vào máu chúng ta từ rất lâu rồi, từ bố mẹ dạy, từ cô chú, từ những bài học từ Thời sự, nhưng đấy là hàng hóa tiêu dùng còn hàng điện tử, thiết bị thông mình thì nên thay đổi. Chẳng phải một công ty nào có trong tay một sản phẩm bấp bênh, một thiết bị có thể dễ hỏng hóc hay gây gại đến người dùng lại đứng lên truyền thông mạnh mẽ như vậy. Họ phải tự tin vì một điều gì đó, họ phải tự tin vào những sản phẩm mình có trong tay họ mới dám làm như vậy. Với giá trị từ 4-6 triệu đồng hoặc thấp hơn bạn vẫn có trong tay những sản phẩm thông mình cùng các công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu cuộc sống cơ bản và để tiếp cận với thế giới.
Ưu điểm của điện thoại Việt là giá thành rất rẻ
Nếu người tiêu dùng tin tưởng và mua sản phẩm của họ thì trong những năm sắp tới, với lợi nhuận thu được, việc có được một chiếc điện thoại Việt Nam đúng nghĩa không còn là xa vời giống như chiếc Vivas Lotus S1 vậy, với sức mạnh của VNPT việc cho ra đời những chiếc điện thoại như vậy thực sự không quá khó khăn, còn những người kia thì sao? Họ chưa đủ mạnh, chưa đủ kinh phí và đặc biệt chưa đủ niềm tin để họ có thể bước tiếp con đường của mình, chưa đủ để tạo nên một cú đột phá. Lời kết cho bài viết này đơn giản chỉ là một câu : Xin người Việt hãy mở lòng.
Có thể bạn quan tâm: