Còn đối với ASUS Zenfone 6 (A601) được ra mắt thời gian gần đây, sản phẩm này từ khi được tung ra thị trường được rất nhiều người tiêu dùng đón nhận và mong chờ bởi cấu hình cao, giá hấp dẫn và không 1 sản phẩm nào trong phân khúc này có thể cạnh tranh. Khi sản phẩm này được ra mắt thì độ hót của sản phẩm này được đẩy cao lên mức tối đa và mới đây tiếp tục 1 phiên bản Zenfone 6 ra mắt với giá hơn 5 triệu.
Để nắm bắt thêm về 2 sản phẩm này hãy cùng điểm qua những pần so sánh bên dưới:
Thiết kế
Lenovo S850 sở hữu dáng vẻ cứng cáp nhưng cũng không kém phần mềm mại “đúng chỗ” nhờ các góc bo tròn tương đối. Mặt trước máy có màn hình cảm ứng 5 inch chiếm hầu hết diện tích, cạnh trên là loa thoại, camera trước và cảm biến ánh sáng, ngay dưới đó là logo Lenovo. Cạnh dưới có 3 nút cảm ứng của hệ điều hành Android nằm tách biệt, không tận dụng vùng cảm ứng của màn hình nên người dùng không bị “ăn gian” mất 1 phần của vùng cảm ứng. Máy có viền 2 bên khá mỏng, viền trên dưới còn dày nhưng đều nhau khiến cho mặt trên nhìn chung khá đẹp.
Mặt dưới máy, đúng với những gì quảng cáo trên vỏ hộp, được phủ 1 lớp kính trong suốt, chừa lại 1 phần diện tích nhỏ dành cho camera. Bên dưới lớp kính này là bề mặt bằng nhựa, sơn trắng với các hoa văn đan chéo tương đối mờ và khó thấy nếu không chú ý và nhìn ở gần. Logo Lenovo dưới lớp kính nằm ở khoảng 2/5 phía trên chứ không ngay giữa. Một điểm đặc biệt là từ đầu đến giờ, hoàn toàn không có sự xuất hiện của loa ngoài trên S850.
Lenovo S850 sử dụng nhựa sơn bạc, giả nhôm bao bọc xung quanh thân máy. Cạnh trên S850 có jack 3.5mm cho tai nghe, kế đó là ngõ micro USB cho sạc cũng như kết nối máy tính.Cạnh trái S850 có khe cắm SIM (máy hỗ trợ 2 SIM) và loa ngoài, cạnh dưới chỉ có 1 lỗ rất nhỏ cho micro thoại, cạnh phải máy là nút tăng giảm âm lượng cùng phím nguồn/khóa máy.
Lenovo S850 bố trí các giao tiếp cũng như nút nhấn vật lý trên máy chưa thực sự đều, đôi chỗ thiết kế còn chưa hợp lý. Ngõ sạch đặt ở đỉnh máy đôi khi gây phiền toái khi người dùng vừa sạc vừa sử dụng, nhưng trong một số trường hợp hoặc vị trí khác thì nó lại có điểm hay. Nút nguồn/khóa máy được đặt lõm sâu hơn so với bề mặt xung quanh giúp tránh ấn nhầm khi sử dụng, nhưng đôi khi điều này lại làm cho nó trở nên khó nhấn hơn dù rằng người dùng sẽ dễ dàng định vị được phím nguồn mà không cần nhìn.
Phần ốp lưng tặng kèm máy có 1 phần cao su (tháo rời được) nằm ở vị trí 1/3 gần cạnh dưới, mình vẫn chưa rõ được chính xác chức năng của nó là gì. Ốp lưng tháo lắp vào máy dễ dàng, ôm sát và mang lại cảm giác cầm nắm tốt hơn, chắc tay hơn cho người dùng khi sử dụng. Các vị trí cắt khoét cho camera, đèn flash và nút nhấn vật lý khá đẹp và chính xác. Ở vị trí loa ngoài, phần lưới loa có 4 hàng lỗ thì khi lắp ốp lưng, 1 hàng lỗ bị che mất, tuy nhiên âm lượng không ảnh hưởng nhiều.
ASUS Zenfone 6 (A601) có kích thước to với màn hình 6" nhưng cầm trên tay lại rất gọn, kiểu dáng không quá bè. Trọng lượng được phân bổ đều ở mọi vị trí nên bạn sẽ không cảm thấy máy bị nặng ở đầu nào. Mặt trước của máy được làm đơn giản, viền màn hình có kích thước vừa phải, không làm ảnh hưởng đến cảm giác nhìn. Phía dưới màn hình được chia thành 2 phần, phần trên là 3 phím cảm ứng còn phần dưới là khoảng trống được khắc các đường tròn đồng tâm với nhau, kiểu họa tiết này được ASUS sử dụng rất nhiều kể từ khi ra mắt máy tính Zenbook hồi cuối năm 2011. Mặt sau của máy là nắp lưng có thể tháo rời, nắp lưng là một tấm nhựa nguyên khối bao phủ hết toàn bộ mặt sau và lan ra đến cả bốn cạnh. Tuy làm bằng nhựa nhưng mặt lưng của ZenFone 6 lại có chất lượng hoàn thiện khá tốt. Nó cho cảm giác nhẵn mịn và ít bám dấu tay. Do máy có kích thước lớn nên khi cầm lên nó sẽ tựa vào lòng bàn tay khá nhiều, chính nhờ có các yếu tố trên mà bạn sẽ luôn cảm thấy khá dễ chịu trong quá trình sử dụng, mặt lưng không bị rít và tì vào bàn tay rất nhẹ nhàng.
Tuy nhiên các cạnh rìa lại được làm vuông vức chứ không bo tròn như đa số các máy khác. Phần chính giữa nắp lưng tuy có bo tròn nhưng khi kéo dài ra đến bốn cạnh thì lại bẻ ngoặt một góc 90 độ nên lần đầu cầm lên bạn sẽ thấy cấn ngay lập tức. Ở mặt trước máy có 3 phím cảm ứng (Back, Home và đa nhiệm). Diện tích của khu vực này không chiếm nhiều không gian mặt trước nhưng có nhược điểm là không có đèn nền cho nên hơi khó bấm trong tối mặc dù mình đã quen máy được một thời gian. Toàn bộ các nút chỉnh âm lượng và phím nguồn được đưa sang cạnh phải, nằm ở vị trí thuận tiện không quá cao so với ngón tay nên cũng dễ bấm. Tuy nhiên các phím này lại hơi nông nên cảm giác bấm chưa tốt. Về chất lượng hoàn thiện, nhìn từ vỏ máy chúng ta thấy ZenFone được gia công tốt, các chi tiết được hoàn thiện sắc sảo. Nắp lưng của máy tháo rời được nhưng lại không thể tháo pin, thay vào đó bạn chỉ có thể cắm 2 SIM và thẻ nhớ mà thôi.
Màn hình
Lenovo S850 có màn hình IPS cảm ứng 5 inch, độ phân giải 720 x 1280, mật độ điểm ảnh 320dpi. Màn hình hiển thị lớn đến 5 inch nhưng độ phân giải còn hơi thấp nên chưa thật sự sắc nét, dù rằng bạn vẫn khó nhìn ra trong điều kiện sử dụng bình thường, không phải “chuyên gia soi”.
ZenFone 6 có màn hình 6" độ phân giải 1280 x 720 điểm ảnh, mật độ điểm ảnh đạt 245ppi. Màn hình sử dụng tấm nền IPS và có kính cường lực Gorilla Glass 3, chúng ta đều biết đây là loại màn hình có chất lượng tốt nhưng thực tế trên thị trường có khá nhiều loại IPS khác nhau nên chất lượng cũng không được đồng nhất. Theo đánh giá của mình thì ZenFone sử dụng loại IPS phổ thông chứ không phải cao cấp như các máy trên 10 triệu nhằm giảm giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, góc nhìn của màn hình này cũng chưa tốt, khi nhìn nghiêng thì màn hình bắt đầu có hiện tượng bị ngả màu. Nhìn chung thì màn hình của ZenFone 6 đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản, màn hình không phải xấu nhưng xét về độ trung thực của hình ảnh thì sẽ làm một số người khó tính cảm thấy chưa hài lòng. Còn nếu xét thêm yếu tố giá cả mình hài lòng với màn hình này.
Nếu nói về hiển thị thì nàm hình của Lenovo tốt hơn Zenfone 6 với 320ppi còn Zenfone 6 chỉ ở mức 245ppi nhưng Zefone 6 lại có khả năng chống trầy xước tốt hơn S850 nhớ được trang bị kính cường lực.
Giao diện
Zenfone 6
Giao diện Android 4.3 của ZenFone 6 đẹp và gọn gàng, chúng ta có thanh Notification trong suốt, widget nhắc việc ngoài màn hình khóa, icon đơn giản, dễ nhìn và một điều làm mình rất thích đó là các phím bấm trên màn hình có kích thước rất to và dễ bấm, ví dụ như các phím trong camera, trong khu vực Notification và trong màn hình ứng dụng (App Drawer). Mặc dù có màn hình lớn 6" nhưng App Drawer lại không vì thế mà cố nhồi nhét nhiều icon vào cùng một trang, mỗi một trang màn hình của máy chỉ hiển thị 4x4 ứng dụng, không nhiều nhưng cũng đủ nhìn, mỗi icon có kích thước to, khoảng cách giữa các icon rất lớn, các icon điều khiển màn hình cũng lớn nên cho cảm giác nhìn rất nhẹ nhàng. Ngoài ra, thanh ứng dụng bên dưới màn hình cũng được làm trong suốt theo.
Lenovo S850
Lenovo S850 chạy trên nền hệ điều hành Android 4.4.2 tiên tiến hơn Zenfone 6 với giao diện quen thuộc như trên các model smartphone trước đây của hãng: không có app drawer, tất cả ứng dụng đều sắp xếp ngoài màn hình chính, chuyển qua lại giữa các màn hình vẫn còn tình trạng lag nhưng rất nhẹ, khó nhận biết, có thể là do hệ điều hành chứ không hẳn do vi xử lý yếu. Điều này một phần có lẽ cũng vì ứng dụng bảo mật mà Lenovo cài sẵn cho máy luôn chạy ngầm, không có cách gì xóa bỏ trừ khi sử dụng ROM khác hoặc tiến hành root máy. Nhưng đối với việc thao tác trên Android thì Lenovo S850 cảm giác vẫn còn delay còn ở Zenfone 6 tình trạng này là không có và rất mượt mà.
Camera
Zenfone 6 (A601)
Chất lượng camera của ZenFone đạt mức trung bình, đủ xài chứ không đẹp với camera chính 13M camera trước 2M. Tốc độ lấy nét của máy khá nhanh, tốc độ xử lý trong camera cũng nhanh, không bị hiện tượng lag trong quá trình sử dụng, máy kèm theo đèn Flash phía sau và nếu như bạn là người thích tùy chỉnh cho những tấm hình của mình thì camera này cho bạn rất nhiều tùy chỉnh khác nhau từ xóa phông, tạo nền bức ảnh hay chụp trước bức hình... Nhìn chung thì camera của ZenFone 6 rất phong phú về tính năng, camera lấy số lượng bù chất lượng.
Lenovo S850
Lenovo S850 trang bị camera chính 13 MP độ phân giải đạt 4K, kèm theo là đèn LED trợ sáng, camera phụ 5 MP. Tuy nhiên chất lượng hình chụp từ S850 cũng chỉ ở mức trung bình và không thực sự xuất sắc các bức hình chụp ra màu sắc không được tươi và chưa đủ sức chân thực.
Cấu hình
ASUS Zenfone 6 (A601) sử dụng chip Intel Atom Z2580 2 nhân tốc độ 1.6Ghz, RAM 2GB, bộ nhớ trong được nâng cấp 16GB so với bản trước của Zenfone 6 là 8GB.
Lenovo S850 thì sử dụng dòng chip truyền thống của hãng là Mediatek 6582 Quad core tốc đô 1.3 GHz, ARM Cortex-A7, 1GB RAM cùng bộ nhớ trong 16GB.
Cả 2 sản phẩm này sử dụng dòng chip khác nhau nên việc so sánh về cấu hình rất khó khăn trong khi Zenfone 6 (A601) sử dụng chip Intel 2 nhân còn Lenovo sử dụng chip Mediatek lõi tứ nhưng xét về nhiều mặt khác cấu hình của Zenfone 6 nhỉnh hơn Lenovo S850 vì sử dụng 2GB RAM so với 1GB RAM của S850.
Hiệu nặng:
Hãy cùng điểm qua những benchmark về Antutu và 1 số trình benchmark kahc1 để hiểu thêm về sản phẩm:
Lenovo S850
Zenfone 6 (A601)
Thời lượng Pin:
ASUS Zenfone 6 (A601) sử dụng Pin 3300mAh còn Lenovo sử dụng Pin 200mAh. Với thời lượng Pin có vẻ như Zenfone 6 sẽ nhỉn hơn Lenovo S850 dù màn hình 6 inch nhưng do màn hình có khả năng hiện thị ít hơn và sài cip Intel Atom khá tối ưu cho Pin nên Zenfone 6 sẽ nhỉnh hơn so với S850.
Zenfone 6 (A601)
Lenovo S850
Kết luận
Đối với Lenovo S850 thì không nhắm vào hiệu năng sử dụng nhiều quá mà họ nhắm vào thiết kế đẹp và trẻ trung cón đối với Zenfone 6 (A601) sản phẩm này nhắm vào mọi nhu cầu người dùng nên có những cái tiến hết mức cho hiệu năng sử dụng và thiết kế cũng khá ấn tượng bởi thế việc lựa chọn 1 chiếc smartphone cho mình hiện tại càng ngày càn trở nên khó khăn hơn và cuộc chiến giữa các hãng sản xuất cũng ngày 1 khóc liệt hơn trong phân khúc điện thoại tầm trung này. Nếu bạn muốn sài HĐH mới của Android thì có thể chọn Lenovo S850 để trải nghiệm Android 4.4 Kitkat còn nếu bạn muốn cấu hình mạnh, mượt, phong phú cho giao diện thì bạn có thể chọn Zenfone 6 (A601).
Có thể bạn quan tâm: