Ở kỳ trước của series sự thật về smartphone , chúng ta đã biết được bao lâu thì một chiếc điện thoại sẽ hết hạn sử dụng. Lần này, Kul.vn tiếp tục cho ra bài viết này, mang lại cái nhìn mới cho bạn đọc về các nhà máy sản xuất iphone tại Trung Quốc.
Không biết họ làm việc như thế nào, trong điều kiện ra sao để sản xuất ra những chiếc iPhone đỉnh cao cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới?
Dưới đây là cái nhìn thực tế tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất, thuộc sở hữu của công ty pegatron Corp - một công ty Đài Loan chịu trách nhiệm gia công lắp ráp các sản phẩm của Apple.
Pegatron - nơi iPhone ra đờiNhà máy khổng lồ này nằm trên trục đường chính Tú Duyên và Thân Giang, thành phố Thượng Hải, với diện tích tương đương 90 sân bóng đá. Theo chuẩn FIFA, một sân bóng đá có diện tích khoảng 7087 m2. Như vậy, nhà máy Pegatron có tầm "phủ sóng" lên đến 640.000 m2.
Ở giữa nhà máy là một trạm cứu hoả, trạm cảnh sát và một bưu điện. Nằm rải rác trong khuôn viên nhà máy là một loạt các nhà chờ xe buýt tốc hành, các nhà ăn - tiệm cafe khổng lồ, các bãi cỏ được tạo hình đẹp mắt và các hồ nước nuôi cá Koi.
Một toà nhà bên trong khuôn viên đại bản doanh PegatronNhững toà nhà được sơn màu xám và nâu đồng nhằm tôn vinh các kiến trúc truyền thống của Trung Quốc. Cách nhà máy không xa khoảng 20 phút lái xe, là công viên Shanghai Disneyland được mở cửa hồi tháng 6 năm ngoái.
Điều kiện lao động khắc nghiệt Giám sát viên kiểm tra các công nhân thông qua iPadBữa ăn của các công nhân Trung Quốc nhìn chung cũng không khác gì so với người lao động Việt Nam. Với giá từ 5 - 8 Nhân Dân Tệ (tương đương 17.000 - 27.000 đồng), những người làm việc tại đây nhận được một suất ăn mà họ mô tả là “nhìn gà không ra gà”.
Họ cũng được cấp chỗ ở trong các ký túc xá, nhưng điều kiện ở khá chật chội: có đến 8 người được “nhồi nhét” trong một phòng nhỏ, ngột ngạt và có phần thiếu tiện nghi. Rất may mắn, khu ở công nhân chỉ cách nhà máy làm việc chỉ 10 phút đi xe, và công ty có các xe buýt riêng để đưa đón họ đi làm.
Hình ảnh sinh hoạt hằng ngày của các công nhân tại nhà máy sản xuất iPhone nàyNói về làm việc, các công nhân tại nhà máy làm việc như những con robot thực sự. Những công việc nhàm chán như tra ốc vít vào vi mạch hay lắp ráp các linh kiện điện tử bên trong iPhone được lặp đi lặp lại cả ngày.
Mức lương cơ bản mà những công nhân làm việc tại nhà máy lắp ráp iPhone nhận được ở mức 2.020 NDT một tháng, tương ứng với 6.7 triệu đồng. Tại Trung Quốc, iPhone 6 được bán với giá 4.488 NDT, gấp đôi mức lương trả cho họ.
Kỷ luật theo chuẩn quân độiĐúng 9 giờ sáng, toàn bộ 50.000 công nhân phải có mặt tại nhà máy Pegatron, nơi họ sẽ lắp ráp hàng triệu chiếc iPhone cho toàn thế giới. Xếp hàng thẳng tắp thế này, các công nhân đều phải mặc đồng phục: áo khoác hồng nhạt, đầu đội mũ, mang giày và phải đeo thẻ ID trên người.
Kế đến, họ sẽ được điểm danh bằng các máy quét kỹ thuật số: vừa quét thẻ ID vừa nhận diện khuôn mặt. Điều này đảm bảo rằng mọi nhân viên đều là của Pegatron, không một ai có thể trà trộn vào nhà máy.
Quy trình kiểm tra nhân viên bằng thẻ từ và nhận diện khuôn mặtMặt khác, việc kiểm tra này đảm bảo rằng mọi người có mặt đúng giờ, cũng như không có ai làm việc quá giờ quy định. Trước đây, cả apple và Pegatron bị cáo buộc ép công nhân làm việc quá giờ. Đây được cho là bước cải tiến quy trình để họ không còn bị dư luận chỉ trích.
Đích thân ông John Sheu - thường được gọi “thân mật” là Big John sẽ giám sát quy trình này. Một trong những bước tối quan trọng là các công nhân sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng bằng các máy dò kim loại, để tránh việc mang theo các thiết bị chụp ảnh, quay phim làm rò rỉ thông tin về những sản phẩm chưa ra mắt của Apple.
Mặt tối đằng sau vẻ hào nhoáng Một góc khuôn viên thuộc đại bản doanh PegatronTheo quy định của tổ chức Hiệp hội công dân điện tử (Electronic Industry Citizenship Coalition - EICA), các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất đồ điện tử như Pegatron phải tuân thủ việc đảm bảo thời gian làm thêm giờ không quá 80 tiếng đồng hồ một tháng.
Apple ủng hộ điều này và yêu cầu các đối tác của mình tuân thủ quy định này. Tuy nhiên, Pegatron đã xoay sở thành công để nâng mức trần này lên 116 giờ một tháng, tức tăng thêm 36 giờ so với tiêu chuẩn của EICA. Công ty lập luận rằng, việc sản xuất iPhone là theo thời vụ nên rất cần những giờ tăng ca như thế.
Chính điều này đã gây ra những hậu quả thương tâm cho những người công nhân làm việc tại nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới này. Rất nhiều vụ chết do tự tử hoặc không rõ nguyên nhân đã xảy ra tại đây.
Nhiều đến mức, Apple đã đích thân phái những chuyên gia y tế đến nghiên cứu vấn đề này vào năm 2013. Nguyên nhân của những cái chết này, bao gồm một cô gái 15 tuổi và hàng chục công nhân làm việc tại nhà máy, chưa bao giờ được công bố.
Để đối phó với những chỉ trích về việc ép buộc công nhân làm việc quá giờ, Pegatron đã tiến hành thiết lập hệ thống kiểm tra nhân viên bằng thẻ từ (như đã nói ở trên). Bằng cách dùng thẻ, giờ làm của họ được kiểm soát chặt chẽ hơn, hạn chế việc làm thêm “chui”.
Bộ sưu tập các tấm thẻ chăm sóc y tế miễn phí cho các công nhân tại PegatronSau vài năm áp dụng hệ thống này, 100% công nhân làm việc tại Pegatron có số giờ làm việc ngoài giờ đúng với quy định của EICA. trừ một số trường hợp các kỹ sư thường trực để sửa chữa máy móc khi cần thiết.
Vấn đề cốt lõi ở đây không là Apple hay Pegatron ép buộc công nhân làm việc - theo lời Denese Yao, Giám đốc đối ngoại của Pegatron. Họ tự nguyện làm tăng ca và rất muốn làm thêm giờ càng nhiều càng tốt để kiếm thêm tiền.
Ngoài ra, Pegatron cũng bố trí và trang bị nhiều tiện ích khác cho nhân viên của mình như Wi-Fi miễn phí, phòng xem ti-vi giải trí, dịch vụ giặt ủi miễn phí và thậm chí là các tuỳ chọn để nâng cấp ký túc xá.
Kết: tương lai những người công nhân nhà máy iphone Tim Cook - CEO của Apple đến thăm nhà máy sản xuất iPhone tại Trung QuốcCâu trả lời là có và không tại sao lại như vậy?
Vẫn có cách cải thiện điều kiện làm việc của các công nhân tại nhà máy sản xuất iPhone. Pegatron có thể tăng các phúc lợi, ưu đãi dành cho nhân viên của mình. Hãng thậm chí còn có thể liên kết với các công ty, tập đoàn lớn khác để đấu tranh nhằm tăng mức lương tối thiểu cho các tầng lớp lao động nói chung tại Trung Quốc.
Điều này chắc chắn sẽ cải thiện điều kiện làm việc tại đây: cuộc sống công nhân ổn định hơn, họ không cần phải đánh đổi sức khoẻ, thời gian và hi sinh nhiều thứ khác để lao đầu vào làm việc như con thiêu thân.
Tuy nhiên, có lẽ Pegatron nói riêng và các công ty sản xuất khổng lồ như thế này nói chung sẽ không làm như thế. Bởi nếu làm thế, chi phí lao động sẽ tăng cao, lợi nhuận thu nhỏ lại. Tất nhiên, làm kinh doanh ai lại muốn thế.
Trong trường hợp này, có lẽ Pegatron sẽ chọn cách xây dựng dây chuyền tự động lắp ráp bằng robot, với chi phí về lâu dài sẽ thấp hơn nhiều, hiệu suất công việc lại cao, có thể làm ra nhiều iPhone hơn. Chưa kể, công ty sẽ không cần phải giải quyết những vấn đề liên quan đến con người như sức khoẻ, phúc lợi, nhà ăn hay ký túc xá như khi họ thuê các công nhân làm việc.
Với doanh thu một năm 39.9 tỷ USD (số liệu năm 2015), Pegatron hoàn toàn có thể đầu tư một đội quân robot như thế. Nhưng vì để giải quyết nhu cầu việc làm tại đất nước đông dân nhất thế giới này, công ty đã chọn cách thuê các nhân viên làm việc cho mình.
Chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng Pegatron sẽ xoay sở ra cách để vừa cân bằng lợi ích công ty, đối tác và cổ đông, vừa đảm bảo được cuộc sống tốt hơn cho các công nhân và nhân viên của mình.