Hắt hơi là một phản xạ của cơ thể, nhưng con người thật ra vẫn có thể kiểm soát được phần nào hành vi hắt hơi – hay chính xác là điều mà bạn “nói” khi hắt xì. Người Anh sẽ “achoo”, người Tây Ban Nha “achís”, người Pháp “achoum”, người Nhật “hakushon” còn người Việt “hắt xì.” Tất cả chúng đều là những từ tượng thanh (onomatopoeia). Tuy nhiên, dù mang quốc tịch nào, người… điếc đều không tạo ra những âm thanh này. Tại sao?
Theo nghiên cứu của Charlie Swinbourne, đó là bởi ảnh hưởng của nền văn hóa nơi người ta sinh sống từ khi còn nhỏ. Đối với những người bình thường, khi họ cảm nhận được cơn hắt xì tiến đến, bộ não của họ gửi một tín hiệu báo động: “Khẩn cấp. Sắp hắt hơi nơi công cộng. Tạo ra âm thanh báo hiệu!” và vì thế, người ta bổ sung thêm “hiệu ứng âm thanh” vào tiếng hắt hơi của mình.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Trong vô thức, áp lực tâm lý của bộ não sẽ buộc người hắt hơi phải phát âm giống như tiếng hắt hơi của những người khác mà họ đã nghe thấy trước đó, khiến chúng ta bắt chước âm thanh của người khác, và truyền lưu tiếng hắt hơi qua nhiều thế hệ. Đối với người điếc, dù vẫn hắt hơi như bình thường, họ lại không nghe được những gì mà người bình thường nói khi hắt hơi, vì thế không cảm thấy áp lực “cần phải giống người khác” và hắt hơi trong im lặng.
Tóm lại, thêm hiệu ứng âm thanh vào tiếng hắt xì là một phản xạ có điều kiện mà người ta học được trong cuộc đời mình.
khoa học sẽ tìm kiếm quái vật hồ Loch Ness bằng công nghệ DNA