Thiết bị Android của bạn đang dần trở nên chậm chạp, bạn cảm thấy bực mình vì những thao tác của bạn máy thực thi phải cả phút.
Thông thường các bạn hay tìm đến những ứng dụng như là Task Killer, clean master hay đại loại là những phần mềm có khả năng kill ứng dụng, xóa các file dư như những ứng dụng đó quảng cáo. Nhưng mình khuyên các bạn đừng nên sử dụng những ứng dụng kiểu như vậy, mình đã gặp một vài trường hợp sau khi cài một hay nhiều những ứng dụng như vậy máy càng ngày càng chậm hơn có khi đơ luôn, và một số chức năng bị lỗi.
- Những ứng dụng đó có thể xóa đi những file quan trọng mà bạn không hề biết => gây ra xung đột trong hệ thống hay mất hẳn chức năng do thiếu file.
- Có một vài ứng dụng dù bạn có kill cũng tự chạy lại, cpu phải hoạt động để kích hoạt lại đồng nghĩa hao pin và nóng máy.
- Cài nhiều chương trình sẽ xung đột với nhau.
Tắt các hiệu ứng chuyển cảnh
Cách này áp dụng với các thiết bị chạy Android 4.0 trở lên. Vào Developer Options (Nhà phát triển) (nếu chưa có phần này các bạn vào About Phone (thông tin thiết bị) chạm 7 lần vào Build Number (số hiệu bản tạo).
Sau khi vào các bạn tím đến các dòng:
- Windows animation scale
- Transition animation scale
- Animation duration scale
Xóa cached Data (Bộ nhớ đêm)
Bộ nhớ đệm giúp ứng dụng chạy nhanh hơn nhưng đôi khi lại vượt quá mức dung lượng cho phép. Việc xóa đi cached data có thể giúp một vài ứng dụng không còn bị lỗi nữa.
Các bạn vào Setting -> Storage (cài đặt -> lưu trữ) chạm vào cached data để xóa hết bộ nhớ đêm của tất cả các úng dụng. Hoặc nếu muốn xóa cached data từng ứng dụng thì các bạn có thể vào mục cài đặt ứng dụng chọn từng ứng dụng mà bạn thấy cần thiết xóa.
Khởi động lại máy hằng ngày
Đây là một thói quen rất tốt, thông thường mặc dù mình xài flagship nhưng cũng tạo thói quen khởi động máy mỗi 2 ngày. Rất tốt đó các bạn.
Thử launcher khác
Các hãng sản xuất thường làm giao diện người dùng khá nặng và khác xa so với Android gốc. Vậy hãy thử cho mình một launcher nhẹ hơn, như Nova chẳng hạn.
Dọn dẹp phân vùng đệm (Wipe cache partition)
Cái này thì hơi sâu một chút các bạn cần phải vào recovery để thực hiện. Các ban có thể Google cách vào recovery của thiết bị bạn đang dùng. Với Samsung thì thường kết hợp 3 phím nguồn, home, volume +. HTC thì 3 phím volume +/-, nguồn. LG thì phức tạp hơn.
factory reset máy
Bạn có thể làm việc này khi hết chịu nổi sự chậm chạp và muốn khôi phục cài đặt gốc ban đầu. Lâu lâu Factory reset cũng được nhé các bạn . Nhớ lưu trữ dữ liệu lại.
Có thể bạn quan tâm: