nasa vừa chính thức công bố rằng Curiosity, robot thăm dò trẻ tuổi nhất của họ trên sao Hỏa đã tìm thấy methane và các hợp chất hữu cơ đóng vai trò nền tảng của sự sống trên hành tinh đỏ.
Trong hai báo cáo được xuất bản vào ngày hôm qua 7/5/2018 trên tờ tạp chí Science,. Các nhà nghiên cứu NASA và nhiều học viện khác trên toàn thế giới đã đưa ra những dữ liệu thu thập được từ tàu thăm dò Curiousity, cho thấy sự hiện diện của methane – hợp chất hữu cơ đơn giản nhất - trong bầu khí quyển và các phân tử hữu cơ khác trong các mẫu vật khoan thăm dò.
Cái hố sâu 5cm này là nơi curiousity tìm thấy vật chất hữu cơ trong đất đá sao Hỏa.Đây là lần đầu tiên khoa học tìm thấy vật chất hữu cơ trên sao Hỏa, dù đã tiên đoán được sự tồn tại của chúng từ hàng chục năm qua. “Những khám phá này là hai khám phá quan trọng nhất của Curiousity về khả năng tồn tại của sự sống trên sao hỏa ,” Kirsten Siebach, nhà địa chất sao Hỏa của trường đại học Rice phát biểu.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Sự biến đổi của sao Hỏa, theo lý thuyết của NASA.
Điều đặc biệt là phân tử hữu cơ được Curiousity tìm thấy nằm trong một lớp đá có tuổi từ 2 đến 3 tỉ năm, tại hố Gale có điều kiện địa chất rất giống với trái đất thời sơ khai, khi sự sống mới bắt đầu hình thành. “Khám phá này của Curiosity cho thấy rằng hố Gale là một nơi có thể có sự sống vào 3,5 tỉ năm trước,” Inge Loes ten Kate, một giáo sư khoa học trái đất ở trường Đại học Utrecht, Hà Lan viết.
Theo các nhà khoa học, hố Gale rất có thể từng là một hồ nước lớn, với các vật chất hữu cơ trôi nổi có thể tạo thành vi sinh vật hoặc nuôi dưỡng vi sinh vật, giáo sư Siebach cho biết. Theo bà, “sao Hỏa ngày nay không phải là một hành tinh chết, mà đâu đó trong lòng đất đang xảy ra những phản ứng hấp thụ và giải phóng các loại khi gần như luôn có liên quan đến nước và sự sống trên trái đất.”
NASA sử dụng tia laser và nam châm để tạo ra môi trường xấp xỉ độ không tuyệt đối, nhiệt độ thấp nhất trong vũ trụ