Năm ngoái, ASUS đã gây chấn động lớn trong giới tiêu dùng khi tung ra bo mạch chủ mới dùng nền tảng Haswell và Z87 với tên gọi Maximus VI Hero và nó thành công ngoài sức mong đợi. Bây giờ Maximus VI Hero đã có thế hệ tiếp theo kế tục là Maximus VII Hero.
Maximus VII Hero ra đời trong hoàn cảnh có thể nói là khá gian truân khi phải tiếp nối thành công cho đàn anh Hero VI và còn phải dè chừng các bo mạch chủ mới khác từ cha đẻ ASUS ROG là Ranger và Impact. Lại nói đến Impact, chúng ta sẽ nghĩ đến bo mạch chủ siêu nhỏ nhưng tiềm năng ép xung rất lớn còn Ranger thì có thể nói là sản phẩm nối liền khoảng cách giữa Hero và Formula. Thế thì Maximus VII Hero sinh ra là để làm gì?
Tôi nghĩ nhiều người sẽ cho rằng Maximus VII Hero sinh ra là dành cho thị trường bình dân khi có khá nhiều khách hàng của ASUS đề nghị họ sản xuất một bo mạch chủ cắt giảm đi những tính năng thừa mứa không cần thiết nhưng vẫn giữ lại cơ chế ép xung đặc trưng của dòng ROG. Đây có thể là lý do chính cho sự tồn tại của Hero. Chức năng vừa đủ dùng, giá thành rẻ hơn Extreme, Gene và Formula, Hero sẽ là bo mạch chủ vừa tầm cho đối tượng người dùng mới biết về ROG hoặc có nhu cầu sỡ hữu sản phẩm ROG với giá mềm.
Đặc tả chi tiết
Đóng gói sản phẩm
Cái kiểu thiết kế hộp cho dòng ROG của ASUS cũng không thay đổi nhiều lắm so với thế hệ trước, và nó cũng chẳng cần phải thay đổi làm gì. Tôi rất thích sơ đồ các cổng I/O phía sau hộp vì nó đã quá đầy đủ thông tin khiến bạn không cần phải mở hộp ra cũng biết được khu vực cổng I/O gồm những gì.
Mở nắp hộp trước lên là mô tả chi tiết của các chức năng mà ASUS đã trình ra cho chúng ta ở phía sau hộp. Và ở dưới là mặt kính cover bảo vệ cho bo mạch chủ.
Sau khi mở lớp kính cover và lấy bo mạch chủ ra thì ta sẽ thấy ở dưới là 1 nắp che chắn cho hộp đựng phụ kiện ở dưới để tiện cho việc chuyển phát đường dài không bị sự cố. Trong đó là có khá ít phụ kiện nhưng cũng là hợp lý vì Hero không nhắm đến nhóm đối tượng dư dả tài chính.
Thiết kế bo mạch
Cũng như Z97-Deluxe, Maximus VII Hero cũng được thiết kế mới hơn so với dòng cũ khi gần như toàn bộ bo mạch đều được sơn đen bóng khiến nó trở nên rất nổi bật ngay cả khi quay lưng ra phía trước.
Ở khu vực socket khá ưa nhìn và 2 miếng tản nhiệt to nằm kế bên có lẽ được lấy cảm hứng từ các NSX xe Italia. Ở phía sau bo mạch chủ khu vực socket, có 2 miếng backplate dành bộ MOSFET của bo mạch chủ và nó tương thích rất nhiều tản nhiệt CPU có backplate..
Số cổng giao tiếp mở rộng cũng như cách sắp xếp vị trí của chúng đúng chuẩn của Intel. 3 khe PCIe x16 và 3 khe PCIe x1 cho phép bạn có thể lắp nhiều thiết bị giao tiếp PCIe lên Maximus VII Hero. Ở khu vực RAM chúng ta sẽ có 4 khe cắm RAM hỗ trợ tối đa 32 GB, tất nhiên để đạt được dung lượng đó thì vẫn còn tùy vào túi tiền của bạn.
Ở khúc dưới bo mạch chủ có cả khá nhiều nút bấm dành cho người dùng benchtablel. Có tất cả 6 đầu cắm quạt 4 pin nằm rải rác khắp nơi trên bo mạch chủ Maximus VII Hero mà bạn có thể điều khiển tốc độ của chúng trong BIOS.
Khu vực cổng kết nối mặt sau bo mạch chủ gồm có 1 cổng PS/2 dành cho chuột phím, 1 cổng mạng LAN, HDMI, D-Sub và DVI, USB 2.0, USB 3.0 và các cổng âm thanh 8 kênh, 1 cổng âm thanh cáp quang và 1 nút BIOS Flashback đừng nhầm lẫn sang nút Clear BIOS nhé. Bo mạch chủ Maximus VII Hero hỗ trợ 8 cổng SATA III và 2 trong số đó dùng chip điều khiển ASMedia chứ không phải Intel.
Con chip BIOS trên Maximus VII Hero được nằm trong miếng socket cho phép nó có thể được thay thế dễ dàng nếu cần thiết. Nằm ngay phía trên bên trái miếng tản nhiệt chip cầu nam PCH gần khe PCIe x1 đầu tiên là cổng kết nối ổ cứng M.2 vốn được chipset Z97 hỗ trợ chính thức. Chúng tôi không thấy có khe SATA Express ở bo mạch chủ này, có lẽ ASUS đã xác định không hỗ trợ chuẩn này trên bo mạch chủ dòng ROG chăng?
Có thể bạn quan tâm: