Cuối tuần qua, một quả thiên thạch đã thắp sáng bầu trời đêm của quốc gia châu Phi Botswana. Theo các thông tin được công bố, các nhà khoa học chỉ phát khiện ra quả thiên thạch này vài giờ trước khi nó rơi xuống trái đất.
Với công nghệ hiện đại, NASA chỉ theo dõi 90% các thiên thể gần trái đất có kích thước lớn hơn 150 mét, đồng nghĩa với việc họ bỏ sót rất nhiều vật thể nhỏ hơn cho đến khi chúng đến rất gần. Quả thiên thạch bên trên (được đặt tên là 2018 LA) chỉ bị phát hiện vào ngày thứ 7 2/6/2018 bởi Catalina Sky Survey ở Arizona, khi nó chỉ còn cách Trái Đất khoảng 400.000 km – một quãng đường rất ngắn ngủi trong vũ trụ bao la.
Các nhà khoa học lập tức nhận ra rằng nó sẽ lao vào trái đất, và dự đoán được một số vị trí nó có thể rơi. Sau khi quan sát kỹ hơn, họ kết luận rằng 2018 LA sẽ rơi xuống miền nam châu Phi.
Vào khoảng 6:44 phút chiều cùng ngày, nó lao vào bầu khí quyển trái đất ở tốc độ hơn 61.100 km/giờ, tạo nên một quả cầu lửa rực rỡ và một vụ nổ mà bạn có thể thấy trong video sau:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Cũng như những quả thiên thạch khác đã rơi xuống hoặc xẹt qua gần trái đất, 2018 AL cho thấy rằng công nghệ mà chúng ta đang có không đủ để đảm bảo an toàn cho hành tinh xanh. Khi các nhà khoa học nói về những thiên thạch “có thể nguy hiểm,” họ chỉ nói về những thiên thạch lớn có thể va vào trái đất trong tương lai xa, còn những thiên thạch thực sự rơi xuống trái đất như 2018 LA thật ra gần như không có cảnh báo trước.
Điều may mắn là những sự kiện tương tự thường xảy ra ở những địa điểm xa xôi, hẻo lánh và ít khi gây thiệt hại về người hay tài sản.
Dĩ nhiên đôi khi chúng có thể gây thiệt hại lớn, chẳng hạn quả thiên thạch đã xẹt qua Chelyabinsk, Nga hồi năm 2013. Có khối lượng lên đến 12.000 tấn (nặng hơn tháp Eiffel) và đường kính chỉ 20 mét, nó bốc cháy sáng rực như mặt trăng trong bầu khí quyển, và có thể bị nhìn thấy bằng mắt thường ở khoảng cách 95km.
May mắn là do lao vào khí quyển ở góc ngang, nó bị đốt cháy bởi lực cản của không khí và tạo ra vụ nổ khoảng 500 ngàn tấn TNT ở độ cao khoảng 30km, bằng 33 quả bom nguyên tử đã được thả xuống Hiroshima. Sóng chấn động từ vụ nổ này gây thương tích cho khoảng 1.500 người dưới mặt đất, nhưng may mắn là không ai tử nạn.
NASA lên kế hoạch chế tạo phi thuyền khổng lồ để phá hủy thiên thạch gây tận thế