Một cuộc nghiên cứu về mạng xã hội vừa được trường đại học MIT thực hiện với quy mô chưa từng có từ trước đến nay. Nó xem xét tất cả những tin tức lớn từng được chia sẻ bằng tiếng Anh trên Twitter trong suốt hơn 10 năm bởi hơn 3 triệu người dùng, và nhận thấy rằng sự thật không thể cạnh tranh với bịa đặt và tin đồn.
Tin giả trội hơn tin thật về mọi mặt, chúng đến với nhiều người hơn, và lan tràn rộng hơn, nhanh hơn. “Rất rõ ràng là tin giả nổi hơn tin thật,” Soroush Vosoughi, một nhà khoa học dữ liệu của MIT đã nghiên cứu tin giả từ 2013 và dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. “Đó là do bản chất của con người,” ông kết luận.
Theo kết quả nghiên cứu này, thông tin giả được đưa đến 1.500 độc giả nhanh hơn gấp 6 lần so với tin thật. Những tin giả về mọi lĩnh vực từ chiến tranh, khoa học công nghệ, giải trí, chính trị đều rất được ưa thích, và người dùng Twitter trông như “thích” tin giả hơn.
Ngay cả khi tin đồn xuất xứ từ một nguồn không đáng tin cậy trên Twitter (tài khoản không được xác nhận, có ít người theo dõi…), tin giả vẫn có tỉ lệ được retweet (đăng lại) cao hơn 70% so với tin thật. Và những tài khoản đăng lại các tin giả này đều là người thật, chứ không phải những con bot lan tràn trên Twitter.
Tin giả là một vấn đề nóng bỏng ngay cả ở Việt Nam, nơi Twitter không mấy phổ biến nhưng Facebook lại hiện diện. Mạng xã hội này cũng là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn, chẳng hạn gần đây nhất, tin giả nói rằng Sylvester Stallone qua đời đã lan tràn trên Facebook của người Việt, còn “khổ chủ” vẫn chưa chết phải post video đính chính lên tài khoản của mình.
Bạn có thể xem chi tiết về kết quả của nghiên cứu này tại đây.
Đại sứ quán Mỹ cảnh báo thông tin giả mạo về "miễn visa" cho công dân Việt Nam