Trong thế giới ảo, năm 2017 là năm của Bitcoin, nhưng ngoài đời thực, năm qua có lẽ thuộc về cobalt, thứ kim loại màu trắng bạc có kết cấu tinh thể lạ mắt.
Vốn là một sản phẩm phụ của quá trình khai thác đồng và nickel, cobalt đã trở thành loại nguyên liệu cực quan trọng trong thế giới công nghệ bởi thiếu nó, bạn sẽ chẳng thể nào có được những viên pin Lithium-ion cấp điện cho mọi thứ, từ chiếc smartphone trên tay đến những cỗ xe điện bảo vệ môi trường.
Vì sự quan trọng này, chẳng có gì là khó hiểu khi trong năm 2017, giá cobalt tăng đến 120%, vượt xa những mặt hàng quan trọng khác như lithium, dầu mỏ, vàng và cả palladium. Trong khi đó, giá một số mặt hàng khác như cà phê Columbia hay giá đường trên thế giới đã giảm lần lượt 12% và 30%, theo thông tin từ Atlas.
Biểu đồ giá một số mặt hàng trong năm qua.Các thương nhân và các hãng sản xuất xe hơi trên thế giới tin tưởng rằng trong tương lai, người dùng sẽ này càng ưa chuộng các loại xe chạy bằng điện hơn là xăng, đồng thời nhiều quốc gia cũng đang thực hiện các biện pháp cắt giảm khí thải bằng cách cấm xe chạy bằng xăng và diesel.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Vì thế, dự kiến đến năm 2026, nhu cầu pin Lithium-ion sẽ tăng từ 6 đến 7 lần hiện tại, khiến các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất pin đều tăng giá mạnh trong năm qua.
Pin Lithium-ion trong các thiết bị di động đều cần đến cobalt.Việc tăng giá này cũng khiến giá trị của thị trường cobalt trên toàn cầu tăng gấp đôi, từ 4 tỉ USD năm 2016 lên 8 tỉ USD năm 2017.
Tuy nhiên, các thương nhân dự kiến rằng sẽ không có đủ cobalt để đáp ứng nhu cầu của thế giới, bởi 2/3 lượng cobalt trên toàn cầu ước tính nằm ở Congo. Quốc gia này đang rất bất ổn về chính trị, và những báo cáo về việc sử dụng lao động trẻ em khiến nhiều công ty khai thác mỏ rời khỏi Congo để tìm nguồn cobalt thay thế từ những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn Canada và Australia.
Trong thời điểm hiện tại, giá cobalt là khoảng 1.632 tỉ đồng mỗi tấn. Dự kiến mức giá này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong năm sau, dù có thể chậm lại bởi Glencore, một công ty khai thác mỏ đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ vừa mua lại hai mỏ cobalt lớn ở Congo hồi đầu năm 2017, nên nguồn cung cấp loại kim loại này sẽ tăng trong năm nay.