Theo một chủ hàng, người dùng phải để máy lại trong khoảng 2 ngày, cam kết không can thiệp phần cứng. Địa chỉ này chấp nhận để khách hàng kiểm tra khi nhận lại máy. Ngoài ra, những chiếc iPhone 4 có thể mở và sử dụng SIM bình thường, tuy nhiên iPhone 4S trở lên và iPad sau khi mở khóa chỉ có thể sử dụng kết nối Wi-Fi, không thực hiện nghe, gọi.
Thắc mắc về mức giá cao lên tới 2 triệu đồng cho mỗi lần mở khóa, chủ cửa hàng cho biết: "Trước đây, phải can thiệp phần cứng nên khách không thích. Hiện tại, cửa hàng anh đã phải thuê một máy chủ riêng để giả làm server kích hoạt của Apple. Mỗi thiết bị khi nhận đều dùng server này để "fake" máy chủ gốc, vào được màn hình chính nhưng không nhận được SIM, vì SIM được điều khiển ở máy chủ khác nơi quản lý iCloud".
Theo một quản trị diễn đang về iPhone, hiện không có bất kỳ phần mềm cũng như máy chủ nào được thuê bao riêng hỗ trợ mở khóa Activation Lock. Công cụ mà các cửa hàng nói tới thực chất chỉ là website đếm ngược thời gian Apple "mở khóa server" của nước ngoài.
Theo người này, server sẽ quản lý liên kết giữa tài khoản iCloud và thiết bị. Trong thời điểm Apple mở server này, chỉ cần sử dụng một SIM điện thoại bình thường, lắp vào thiết bị và kết nối với iTunes trên máy tính để kích hoạt máy. Tiếp đó, họ sẽ sử dụng thủ thuật nhỏ khác để tiến hành mở khóa vào màn hình chính.
Tuy nhiên, thủ thuật trên chỉ giúp người dùng vào được màn hình chủ của iPhone/iPad và sử dụng các ứng dụng cũng như kết nối Wi-Fi, toàn bộ tính năng thoại đều không thể dùng. Thử nghiệm việc restore lại máy sau khi mở khóa cho thấy, thiết bị vẫn yêu cầu nhập đúng tài khoản iCloud như trước.
Đây có thể coi là cách giải quyết tạm thời cho những thiết bị "dính" iCloud nhưng không thể sử dụng toàn bộ chức năng cũng như xóa được tài khoản cũ. Theo những người có kinh nghiệm, người dùng mua máy để phục vụ cuộc sống thường ngày, không nên chọn những model khóa iCloud thanh lý giá rẻ và tin tưởng vào công cụ bẻ khóa được quảng cáo rầm rộ này.
Có thể bạn quan tâm: