Trao đổi với báo chí cách đây chưa lâu, CEO Tập đoàn Asanzo - ông Lê Văn Tam - cho biết doanh thu của tập đoàn là vài ngàn tỷ/năm. Như vậy, số tiền đóng thuế cũng phải rất cao.
Tuy nhiên, khi phóng viên báo PL&XH liên hệ với Chi cục Thuế quận Bình Tân thì lại nhận được câu trả lời khiến tất cả phải bất ngờ.
Theo ông Lê Hoàng Phương - cán bộ Chi cục Thuế tại đây, trong 3 năm qua (2014, 2015, 2016) công ty Asanzo này chỉ phải nộp một khoản tiền là 200 triệu đồng (tương đương với các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Thông tin này hoàn toàn trái ngược với chia sẻ của ông Lê Văn Tam trước đây được đăng trên các báo Dân trí hay VnExpress:
“Asanzo đã bắt đầu sản xuất TV từ cuối năm 2013 với lô hàng đầu tiên 4.000 chiếc. Đến năm 2016, hãng bán được 500.000 chiếc, đạt doanh thu 2.500 tỷ đồng. Đây là doanh số một doanh nghiệp Việt Nam như chúng tôi không bao giờ dám nghĩ" - nội dung ông chia sẻ với Dân trí
“Chỉ sau hơn 3 năm thành lập, Asanzo đã đạt kết quả ấn tượng với hơn một triệu sản phẩm điện tử được bán ra, trong đó số lượng tivi là hơn 900.000 chiếc (năm 2014 là 100.000 chiếc, năm 2015 là 300.000 chiếc và đạt tới 500.000 chiếc vào năm 2016) chiếm 15% thị phần. Tuy nhiên Asanzo đặt mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ năm nay, do đó chúng tôi quyết định ra mắt smartphone mới để đạt được điều đó”. - VnExpress trích dẫn lại lời ông Lê Văn Tam
Ông Phạm Văn Tam trong sự kiện ra mắt sản phẩm mới nhất của hãng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Ông Lê Hoàng Phương còn chia sẻ rằng: "Chuyện doanh nghiệp nói trăm tỷ, ngàn tỷ đâu không rõ vì đó là doanh nghiệp nói. Cơ quan thuế chỉ thu thuế theo hồ sơ, sổ sách chứng từ tại thời điểm doanh nghiệp cung cấp."
Ngoài ra, theo PV tìm hiểu thêm, Asanzo cũng đã rất nhiều lần vi phạm về quy định hành chính về thuế với tổng số tiền phải nộp phạt lên đến 250 triệu VND.
Tập đoàn Asanzo nhiều lần bị xử phạt vi phạm về thuế.Như vậy, chúng ta có quyền nghi ngờ rằng tất cả những chia sẻ của CEO Asanzo về doanh thu hay số tiền thuế của tập đoàn điều chỉ là chiêu trò, không phải là con số chính xác.
Còn một điều nữa mà người dùng còn phải suy ngẫm. Khi trao đổi với phóng viên PL&XH qua tin nhắn điện thoại, CEO của Tập đoàn này thừa nhận rằng Asanzo chưa bao giờ sản xuất smartphone, doanh nghiệp này chỉ nhập linh kiện, lắp ráp thành sản phẩm và đưa ra thị trường…
Như vậy, với sản phẩm smartphone Asanzo Z5 vừa ra mắt và được nhiều người so sánh với Bphone 2017, Asanzo chỉ nhúng tay vào rất ít, hầu hết các khâu đều được do đối tác nước ngoài thực hiện.
Liệu rằng việc chỉ nhập linh kiện, lắp ráp rồi gắn nhãn mác sản phẩm và cho rằng đó là sản phẩm “thương hiệu Việt” có bị lạm dụng quá hay không?
So sánh cấu hình Asanzo Z5 và Bphone 2017: Không quá nhiều khác biệt