Chắc có lẽ với khoảng 14 triêu thì sẽ có nhiều lựa chọn đối với laptop nhưng vẫn ưu tiên bởi dòng K của ASUS cũng có nhiều đánh giá là tốt nhất vào thời điểm trước kia. ASUS cũng đã có rất nhiều các sản phẩm laptop để cạnh tranh với các hãng khác nhưng trong thiết kế thì gần như laptop nào cũng giống nhau, dường như màu đen là màu mà các nhà thiết kế và sản xuất này luôn lựa chọn cho các sản phẩm của mình, từ ASUS, MSI, Lenovo, HP, Dell…đều có những sản phẩm màu sắc giống nhau, điểm khác biệt lớn mà tôi thấy ở đây đó là cái logo của từng hãng, bàn phím và 1 số điểm về bố trí các cổng kết nối là khác nhau.
Điểm qua K551LN với vỏ bọc là nhôm mà dường như là nhôm nguyên khối hết cả sản phẩm, giả xước trên bề mặt là điều đặc trưng thường thấy ở các dòng laptop của ASUS, vì có lẽ mặt trên của laptop thường hay bị trầy xước hay sao đó mà ASUS lại cố tình làm vậy để che đi các nhược điểm này của sản phẩm mình. Vỏ dưới máy bằng nhựa và là 1 bản lớn bao cả phần Pin chứ ko phải như các sản phẩm khác do đó khi thay Pin chắc cũn gặp ko ít khó khăn.
Khi mở máy ra điều đầu tiên là các phím màu đen và bản lề có màu trắng sữa của nhôm bao bọc các phím này. Bàn phím này là bàn phím chiclet độ nhạy tốt cùng touchpad lớn hơi lệch sang bên trái để tay phải lên máy thao tác dễ dàng hơn, nhưng đặc biệt là touchpad ASUS thì hơi khó điều khiển ở các dòng phổ thông như vầy. Ngoài ra thì chắc là làm bằng nhôm nên thân máy có vẻ khá chắc chắn khi ta cầm nên và cũng ko quá thô như các laptop khác.
Màn hình của K551LN ko quá xuất sắc bởi chỉ trang bị màn hình HD 1280x720p, tấm nền TN cùng với màn hình gương, góc nhìn cũng khá thấp bởi thế nên khi có đèn chiếu vào thì sẽ dễ bị chói khi sử dụng. Bù lại màn hình này lớn 15.6 inch cho chúng ta coi phim hay thao tác khá dễ dàng.
K551LN trang bị khá kỹ về kết nối khi có cả USB 2.0 và 3.0, ổ DVD cùng VGA, Jack tai nghe 3.0… cùng các công nghệ mang tính độc quyền của asus như SonicMaster…
Với K551LN Pin của máy nâng cấp khá cao khi được trang bị Pin Polymer 3 Cell nếu trong điều kiện làm việc bình thường ko chơi game thì máy cũng có thể leo trụ được 4h còn khoảng hơn 3h là với thời gian tẹt ga cho game khi chuyển chế độ high peformance. Cũng ở chế độ max của chơi game thì chắc có lẽ kết cấu nhôm cho tản nhiệt tốt hơn thì phải, cảm giác khi cầm vào máy thì cũng ko nóng quá chừng khoảng hơn 37 độ ở trong phòng máy lạnh thôi, chắc ASUS đã tối ưu hơn cho các sản phẩm của mình về chuyện tản nhiệt cho máy.
Về vấn đề hiệu năng thông qua Card àn hình rời con này mang Card GT840M của Nvidia, về hiệu năng của Card ko quá cao vì cấu trúc Card này đã thuộc dòng cũ đó là Maxwell có chừng khoảng 384 nhân cuda xử lý đồ họa xung nhịp 1GB và 2GB bộ nhớ.
Tuy nhiên ko phải kiến trúc cũ mà thua kém hiệu năng so với các máy khác ở dưới đây mình cũng đã thử qua 1 số game nho nhỏ cho các bạn tham khảo để thấy là mày phổ thông nhưng nó có thể chơi tốt các game tầm trung phục vụ cho giải trí và làm việc với photoshop. Cấu hình trang bị máy của mình là i5 1.6Ghz, RAM 4GB cùng với ổ SSD 24GB làm Cache cộng thêm 500GB ổ HDD lưu trữ dữ liệu làm cho máy có thể boot Win nhanh hơn và thi triển các đọc ghi ổ cứng nhanh gấp 3 lần so với thông thường bạn có thể tham khảo qua benchMark PC Mark Vantage mà tôi thực hiện bên dưới để biết được hoạt động của ổ cứng làm Cache SSD.
PCMark Vantage:
CineBench:
Resident Evil 5:
Street Fighter IV:
Tống quan sản phẩm nếu ai đã từng có sài qua dòng laptop K thì chắc hản cũng đã có cái đánh giá nhìn nhận về sản hẩm này thế nào rồi đúng ko ? Mình cũng ko nói quá nhiều nhưng với hơn 14 triệu cho 1 con i5 như thế này thì gần như nó có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của mình từ cấu hình mang Chip Haswell tiếc kiệm năng lượng đến thời lượng Pin cùng với vỏ nhôm thì mình cũng khá hài lòng với nó.
Có thể bạn quan tâm: