Con người và loài chó đôi khi còn hiểu nhau rõ hơn giữa người với người. Bạn có thể biết được một chú chó muốn gì, nghĩ gì chỉ bằng tiếng sủa hay động tác của chúng. Điều này đã diễn ra hàng ngàn năm, và theo các nhà khoa học, đây là một mối quan hệ đặc biệt đã được điều chỉnh qua nhiều thế hệ.
Từ tổ tiên chung đến sói hiện đại và chó.Các loại chó nhà là hậu duệ của loài sói, và chúng giống với loài sói về tất cả mọi đặc tính sinh học, kể cả cách mà lũ chó sống cùng nhau. Sói có nhiều đặc điểm rất giống với con người:
- Chúng sống theo bầy đàn.
- Có khái niệm về lãnh thổ.
- Các thành viên trong bầy có tình cảm với nhau và “chào mừng” nhau sau một thời gian xa cách.
- Trong bầy sói, chỉ con đực và con cái đầu đàn có sinh hoạt giới tính với nhau dù những con khác đã trưởng thành.
Tại sao con người lại quan tâm đến thành viên của một giống loài hoàn toàn khác đến vậy? Một câu trả lời ngắn gọn là vì trên tình cảm, người ta không xem con chó của mình là một sinh vật lạ. Theo một nghiên cứu của John Archer về quan hệ giữa chó và người trên phương diện tiến hóa, khoảng 40% số người xem chó là một thành viên trong gia đình mình, chứ không phải là một vật nuôi.
Trí tuệ của loài chó cũng là một nhân tố khác khiến con người cảm thấy mình có thể dễ dàng giao tiếp với chúng, và từ đó tạo nên sự gắn bó. Đã có nhiều thử nghiệm cho thấy cả chó và sói đều có thể đoán được hành vi của con người qua ngôn ngữ cơ thể, chẳng hạn theo hướng nhìn của mắt bạn để tìm ra nơi giấu thức ăn, một vấn đề mà loài khỉ “chào thua.”
Chó có khả năng đồng cảm với con người.Hơn thế nữa, chó cũng có vẻ như dễ dàng đồng cảm với trạng thái tâm lý của chủ, và biết cách phản ứng. Bạn có thể thấy chúng bày tỏ sự ăn năn khi chủ tức giận, hoặc quấn quít lấy bạn khi vui mừng mà không hề cần được huấn luyện. Tất cả những điều này khiến chó trở thành một thành viên được yêu quý trong gia đình.
Nhưng sự gắn bó giữa chó và người còn có những ảnh hưởng khác.Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng chó đã bắt đầu có sự tách biệt về gene với sói từ ít nhất 100.000 năm trước, đồng nghĩa với việc con người và chó đã gắn bó với nhau từ thuở bình minh của mỗi giống loài. Thật ra, nhiều nhà khoa học tin rằng sự thành công về mặt tiến hóa con người có được là nhờ sự giúp đỡ của loài chó.
Chó và con người sống cộng sinh suốt hàng trăm ngàn năm qua.“Chó đóng vai trò là hệ thống báo động, theo dấu cho con người, hỗ trợ chúng ta đi săn, xử lý rác thải, bảo vệ trẻ em và chơi với chúng. Con người cho chó thức ăn và sự an toàn," giáo sư Groves của Đại học quốc gia Úc nói. "Mối quan hệ này đã kéo dài hơn 100.000 năm và “thuần hóa” lẫn nhau vào khoảng 11.000 năm trước trong kỷ Holocene. Con người thuần hóa chó, và chó thuần hóa con người.”
Một điều thú vị là sự cộng sinh này cũng gây ra một ảnh hưởng khác lên bộ não của cả hai chủng tộc. Con người nhờ chó nghe và ngửi, còn chó nhờ con người đưa ra các quyết định. Theo các nhà khoa học, sự “phân công công tác” của người và chó dẫn đến việc khá nhiều giác quan bị thoái hóa so với tổ tiên.
Bộ não của chó giảm kích thước khoảng 20%, điều cũng xuất hiện với các loài động vật được con người bảo vệ như cừu và heo. Trong khi đó, bộ não người cũng giảm kích thước đi khoảng 10% kể từ thời đồ đá, từ 1.500 cc còn 1.350 cc, đi ngược lại với tiến trình gia tăng kích thước của bộ não kể từ khi loài khỉ bắt đầu tiến hóa thành người khoảng 2 triệu năm trước đây.
Cảm động: Chú chó đeo khăn tang, nhịn ăn túc trực bên linh cữu chủ không rời