Hiện tượng nguyệt thực siêu trăng sẽ diễn ra vào ngày mai, 1/2/2018 là hiện tượng cực kỳ hiếm hoi chỉ xảy ra 35 năm một lần. Nó kết hợp ba hiện tượng cùng một lúc: trăng xanh “blue moon” – trăng tròn lần thứ 2 trong tháng (và không có màu xanh), siêu trăng – khi mặt trăng đến rất gần Trái đất, và cuối cùng là nguyệt thực, khi mặt trăng đi vào cái bóng của trái đất và không nhận được ánh sáng từ mặt trời.
Theo các chuyên gia, đây là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra trong 35 năm qua, trong khi với người dân châu Mỹ, đây là lần đầu trong 150 năm. Để giúp người dân trên khắp thế giới biết được khi nào họ có thể nhìn thấy hiện tượng tuyệt vời này, nasa đã tung ra một bản đồ với thời gian cụ thể để mọi người cùng xem.
Mở ở tab mới để xem ảnh cỡ lớn.Trong bản đồ trên, phần màu đen đại diện cho thời gian đêm và phần màn sáng là ban ngày. Các đường cong trên bản đồ cho thấy vị trí và thời gian mà bạn có thể xem hiện tượng này. Ví dụ: Việt Nam chúng ta nằm trên đường P1, vừa vặn thuộc nhóm có thể nhìn thấy nguyệt thực siêu trăng một cách dễ dàng trong khi các quốc gia châu Phi, một số nước châu Âu như Anh, Tây Ban Nha.. không thể xem nguyệt thực siêu trăng.
Vậy người Việt yêu thích thiên văn có thể xem vào lúc nào? Lịch của Nasa cho biết chúng ta có thể ngắm hiện tượng này bằng đôi mắt của mình vào lúc 2 giờ 51 phút 15 giây PST, tức khoảng 5h51 phút chiều nay, 31/1/2018 theo giờ Việt Nam.
Lịch trình của hiện tượng nguyệt thực siêu trăng khi nó đi ngang qua cái bóng của Trái đất (màu đen).Lúc này, mặt trăng chỉ mới mọc lên và còn nằm ở gần đường chân trời, nên những người sống ở thành thị có thể sẽ không được thấy, một phần bởi nhà cao tầng và một phần bởi ô nhiễm ánh sáng, khói bụi.
Bù lại, chúng ta vẫn có thể xem hiện tượng này online. Nếu muốn xem trực tiếp, bạn có thể lên chính trang Live của NASA vào lúc 5:30 chiều nay 31/1/2018 để ngắm trăng thông qua nhiều kính thiên văn được đặt tại Mỹ.
NASA tìm ra một hệ hành tinh mới giống hệ mặt trời nhờ... Google