Năm 2008, yahoo được microsoft định giá 44.6 tỉ USD và 9 năm sau, giá trị của hãng giảm xuống 10 lần khi về tay Verizon là 4.48 tỉ USD. Một cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài cùng với sự cố rò rỉ hơn 500 triệu thông tin khách hàng, có lẽ verizon mua yahoo cũng là đều tất yếu cho đế chế suy tàn kèm theo sự nuối tiếc của người yêu công nghệ.
jerry yang và david filo những ngày đầu sáng lập Yahoo.Tháng 1/1994, cuộc gặp gỡ tình cờ của hai sinh viên David Filo và Jerry Yang tại Đại học Stanford, Mỹ và sau hơn một năm, công ty với tên gọi ban đầu rất dài 'Jerry and David's Guide to the World Wide Web' được thành lập và sau đó đổi tên thành Yahoo! vào tháng 3/1995.
Những năm 1990, Yahoo như một con diều gặp gió, liên tục phất lên và đến năm 1998, Yahoo đã trở thành một trong những website được truy cập nhiều nhất thế giới.
Năm 2004, Yahoo! Search chính thức cạnh tranh sòng phẳng với Google Search của Google hay Bing của Microsoft.
Bên cạnh đó hàng loạt các dịch vụ: Yahoo! Games, Yahoo! Groups, Yahoo! Mail, Yahoo! Messenger... ngày càng được phổ biến và phát triển đa dạng hơn.
Năm 2002, Yahoo có cơ hội không thể tuyệt vời hơn để sở hữu Google từ tay của Sergey Brin và Larry với giá 1 tỷ USD. Nhưng trong lúc đàm phán, Google tăng lên 3 tỷ USD và CEO Yahoo lúc bấy giờ là terry semel , đã từ chối khiến cuộc 'hôn nhân' này tan vỡ.
Tháng 3/2005, Yahoo mua lại công ty Ludicorp Research & Development của Canada, cũng là đơn vị phát triển trang chia sẻ ảnh Flickr nổi tiếng. Các điều khoản và mức phí chuyển nhượng của thương vụ này không được tiết lộ, nhưng ước tính con số mà Yahoo có được Flickr vào khoảng 40-50 triệu USD.
Ngày 15/6/2005, Yahoo! Mail được bản địa hoá khi có thêm giao diện tiếng Việt và đa số người Việt khi sử dụng internet đều thông qua Yahoo.
Năm 2006, Yahoo lại một lần nữa vồ hụt miếng mồi ngon khi họ đã rất gần Facebook với lời đề nghị mua lại 1 tỷ USD. Mark Zuckerberg từ chối nhưng áp lực từ phía ban quản trị thỏa thuận sẽ bán, nếu Yahoo chồng đủ 1.1 tỷ USD lên bàn đàm phán. Tuy vậy, một lần nữa CEO Semel lỡ cơ hội thâu tóm ông trùm mạng xã hội ngày nay.
Năm 2007, Terry từ chức CEO do áp lực của các cổ đông bất mãn cách ông điều hành công ty, chấm dứt triều đại 5 năm của Terry Semel.
Kể từ năm 2008, Yahoo bắt đầu lâm vào tình trạng khó khăn và công ty đã thực hiện nhiều lần cắt giảm nhân sự. Vào tháng 2/2008, Microsoft ngỏ ý mua lại Yahoo với mức giá 44.6 tỉ USD nhưng Yahoo từ chối và cho rằng gã khổng lồ phần mềm đã "định giá quá thấp".
Đầu năm 2009, Carol Bartz thay Jerry Yang làm giám đốc điều hành và bà cũng từ chối hợp đồng làm ăn với Microsoft ở lĩnh vực tìm kiếm với lý do "vắng mợ thì chợ cũng đông". Carol từng nói rằng không có sự tham gia của Microsoft, Yahoo sẽ có một tương lai vô cùng tốt đẹp, có lẽ sẽ càng đơn giản hơn.
CEO carol bartz lúc tại vị ở Yahoo hưởng mức lương và phúc lợi lên đến 70 triệu USD/năm nhưng không có dấu ấn gì nổi bật.
Đầu năm 2012, CEO scott thompson lãnh đạo Yahoo và bắt đầu tái cơ cấu. Nhiều vị trí chủ chốt rời khỏi công ty, điển hình như Blake Irving-giám đốc sản phẩm. Tháng 4/2012, Yahoo công bố cắt giảm 2000 việc làm trên tổng 14.100 nhân viên (tương đương 14%). Đợt cắt giảm biên chế này giúp công ty tiết kiệm được 375 triệu đô mỗi năm.
Được mệnh danh là 'kẻ hủy diệt', Scott Thompson được lòng thì ít, mất lòng thì nhiều. Tháng 5/2012, Yahoo sa thải Thompson vì lý do "thiếu trung thực" trong CV xin việc và Ross Levinsohn lên thay. Sau vụ lùm xùm này, Yahoo được cho là phải bồi thường cho Scott Thompson gần 7.3 triệu đô.
Tháng 7/2012, Marissa Mayer - cựu “Kiều nữ Google” (Googirl) tiếp quản vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành của Yahoo. marissa mayer đã đem một làn gió mới đến công ty khi đưa ra những chính sách độc đáo khích lệ nhân viên và tiến hành mua lại nhiều công ty khởi nghiệp.
Tháng 5/2013, Yahoo chi 1.1 tỉ đô mua lại trang blog Tumblr. Tháng 8/2013, Yahoo tiếp tục mua lại trình duyệt mạng xã hội RockMelt.
Tháng 7/2013, thống kê từ comScore cho thấy những dấu hiệu khả quan từ Yahoo khi lượng người dùng tại Mỹ ghé thăm các trang của Yahoo đã cao hơn các trang của Google và đây là lần hiếm hoi Yahoo vượt mặt Google kể từ năm 2011.
Trong báo cáo tài chính năm 2013, doanh thu công ty đạt 1.13 tỷ USD, lợi nhuận tăng mạnh 150% là 137 triệu USD. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của Yahoo là 0.35 USD, cao hơn dự đoán trước đó. Sau một năm dưới thời Mayer, cổ phiếu của Yahoo tăng từ 14.6 USD lên 26.9 USD.
Từ tháng 8/2013 đến cuối năm 2014, Yahoo bị đánh cắp dữ liệu 2 lần liên tiếp khiến hơn 500 triệu tài khoản người dùng Yahoo bị lộ và thiệt hại hơn 300 triệu USD.
CEO Marissa Mayer đích thân xử lý cùng team của mình nhưng báo cáo gần đây, Yahoo cáo buộc rằng bà không làm tròn nhiệm vụ và đã cắt toàn bộ lương, thưởng và cổ phiếu đến những nhân sự cấp cao xung quanh vị nữ CEO này.
Việc này khiến Yahoo phải hạ giá 350 triệu USD cho Verizon và mức giá của họ chỉ còn 4.48 tỉ USD (thấp hơn 10 lần so với mức giá 9 năm trước của Microsoft).
Yahoo đã quá muộn để thay đổi và cái kết hôm nay được được dự đoán từ lâu. Dù Verizon có tiếp tục hay sử dụng thương hiệu Yahoo nữa hay không thì trong lòng những người đã từng sử dụng dịch vụ của Yahoo cũng có chút tiếc nuối.
Tiếc cho đế chế huy hoàng tồn tại 22 năm đã sụp đổ, tiếc những hình ảnh quen thuộc và dòng tin nhắn thân thương của Messenger đã không còn, tiếc hơn khi ngày nhiều ông lớn công nghệ phải từ bỏ cuộc chơi.
Và Yahoo là một ví dụ điển hình nhất... Hồi kết của một đế chế đã đến lúc dừng lại.
Verizon thâu tóm Yahoo, 4.48 tỉ và thương hiệu Altaba
Những thỏa thuận cuối cùng của cuộc chuyển nhượng này cũng đã kết thúc Yahoo sẽ đổi tên thành Altaba khi chính thức thuộc về Verizon, hợp đồng thương vụ này là 4.48 tỷ USD và sẽ kết thúc sớm vào quý hai năm nay.
Theo đó CEO hiện tại của Yahoo là Marissa Mayer sẽ được thay thế bằng Thomas J. McInerney, một cựu giám đốc tài chính của IAC (InterActiveCorp).
Phần còn lại của Yahoo bao gồm 15% cổ phần Alibaba và một phần Yahoo Nhật Bản - liên doanh với nhà mạng Softbank, những tài sản này được định giá khoảng 40 tỷ USD sẽ hoạt động độc lập dưới tên mới là Altaba.