Kính Doggles
Hãy lấy Doggles, một loại kính râm dành cho chó làm ví dụ. Không ai lại nghĩ những chú chó của mình cần một chiếc kính để tránh nắng cả. Thế nhưng, nó đã dần trở thành một vật dụng cần thiết mà những ai đang nuôi chó rất yêu thích. Những chiếc kính này có thể bảo vệ vật nuôi của bạn từ ánh sáng chói lóa của Mặt Trời, tránh bụi, các mảnh vỡ và gió, ngăn chặn tia cực tím và làm giảm những bệnh lý ở mắt chúng. Không những thế, nó khiến cho những chú chó trông sành điệu hơn, thu hút hơn trong mắt mọi người.
Ý tưởng này bắt nguồn từ việc sản xuất những chiếc kính cho những chú chó được huấn luyện trong quân đội. Ở sa mạc, những trận bão cát sẽ làm giảm đi sự hiệu quả của những chú chó, khiến chúng không thể nhìn thấy đường, đặc biệt là ở với những trận chiến ở Iraq. Và những chú chó được huấn luyện kĩ càng luôn là một vũ khí đặc biệt quan trọng của quân đội Mỹ trong các trận chiến lớn.
Với Doggles, công ty LLC đã bán được hàng triệu chiếc với giá bán lẻ là $19.90. Một nguồn lợi nhuận không hề nhỏ.
The Snuggie
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên chiếc ghế sofa của mình vào một ngày của tháng 12 lạnh giá. Nhiệt độ khá thấp, vì vậy bạn quyết định lôi chăn ra để đắp thêm cho ấm. Nhưng một khi bạn đã đắp chăn, bạn chẳng thể làm gì được cả, tay bạn sẽ rất bị hạn chế. Và Snuggie sẽ giải quyết vấn đề này cho bạn, thoải mái làm mọi việc mà vẫn như đang được đắp một chiếc chăn bông vậy.
Tất nhiên bạn có thể mặc thêm áo choàng hay một cái áo len để làm ấm cơ thể, nhưng ai lại biết được phát minh này lại có sức hút đến như vậy. Tính trong năm 2008 và 2009 đã có hơn 20 triệu người dân Mỹ tham gia mua Snuggie với mức giá trong khoảng 10$ đến 20$. Doanh thu bán hàng tiếp tục được tăng một cách mạnh mẽ và những chiếc Snuggie cho trẻ em và vật nuôi lần lượt ra đời. Chúng còn được phổ biến cả trên máy bay và những sự kiện thể thao, thậm chí còn truyền cảm hứng để tạo nên một phong trào gọi là “Snuggie pub crawls” nổi tiếng trên đất Mỹ.
The Koosh Ball
Sáng chế này thuộc về Scott Stillinger, bắt nguồn từ việc anh đang cố gắng tìm một quả bóng mà con của mình có thể cầm nắm một cách dễ dàng. Scott quyết định lấy một quả bóng cao su và dính những dải cao su khắp nó để con anh có thể túm quả bóng dễ dàng hơn. Và chẳng ai có thể ngờ được ý tưởng này lại đem về cho Scott hàng triệu đô. Quả bóng đồ chơi Koosh đã thống trị thị trường đồ chơi vào năm 1988.
Những quả bóng nhiều màu giống như cây bồ công anh này đã được bán cho hàng triệu người. Và sau đó hơn 50 sản phẩm liên quan đến Koosh được ra đời và thống trị thị trường đồ chơi Giáng sinh lúc bấy giờ. Sau đó Scott đã bán bản quyền sản xuất loại đồ chơi này cho công ty đồ chơi nổi tiếng Hasbro với giá hơn 100 triệu đô. Một con số khổng lồ!
The Singing Fish
Những chú cá biết hát này được sản xuất bởi một công ti đồ chơi ở Texas vào cuối những năm 1990 và nhanh chóng biết hái ra tiền. Đến năm 2000, loại đồ chơi này đã trở thành một món quà phổ biến và được mọi người rất ưa thích. Các cửa hàng bán được hàng trăm chú cá mỗi giờ và thường lâm vào tình trạng hết hàng để bán. Chỉ tính riêng năm 2000, doanh số bán hàng đã lên con số 1 triệu.
Hàng loạt những mẫu đồ chơi ăn theo đã được sản xuất bao gồm rất nhiều loại cá khác nhau, tôm hùm thậm chí có cả cây thông Noel. Hiện nay, độ hấp dẫn của loại đồ chơi này không còn nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một chú cá biết hát đích thực trong những cửa hàng đồ chơi ở Mỹ.
Billy – Bob Teeth
Ai mà ngờ những cặp răng giả này lại có thể đem lại cho công ti của mình đến hơn 40 triệu đô. Thật khó tin khi mà mọi người tốn hàng chục ngàn đô chỉ để răng mình đẹp hơn, đều hơn và có một nụ cười thân thiện trong mắt người khác. Nhưng có vẻ những bộ răng lởm chởm lại có vẻ thu hút mọi người hơn, đặc biệt khi nó chỉ có giá 9.99$. Ý tưởng này được phát triển từ một anh chàng sinh viên đang học ngành nha khoa và một cựu cầu thủ bóng đá đang ngập trong một đống nợ nần. Những hàm răng giả này không những giúp chủ nhân của nó trang trải tiền nhà, trả hết nợ nần mà còn biến họ thành những triệu phú. Kể từ năm 1994 đến nay, chỉ tính riêng Billy – Bob Teeth đã có hơn 15 triệu sản phẩm được tiêu thụ, chưa kể đến những bộ răng giả khác.
Hình mặt cười Smiley
Chỉ với những đường nét đơn giản trên một nền màu vàng, Smiley lại có thể mang lại tiền bản quyền đến hàng triệu đô. Hình mặt cười Smiley này đầu tiên được tạo bởi một họa sĩ đồ họa không tên tuổi Harvey Ball. Thời điểm đó, ông đang phải kiếm sống bằng một xưởng đồ họa quảng cáo và nhận được một bản hợp đồng từ một hãng bảo hiểm. Họ nhờ Ball một việc khá đơn giản : sáng tác ra một hình vẽ để in lên 100 cái ghim cài áo làm quà tặng. Và thế là Smiley ra đời, Ball thu về một khoản tiền chỉ có 45 USD.
Nhưng thật đang kinh ngạc, chỉ trong vài tháng sau, hàng trăm ghim cái áo đó được đặt hàng và chưa đầy 10 năm sau đã có đến hơn 50 triệu chiếc ghim cài có hình khuôn mặt cười được tung ra thị trường. Smiley trở thành một trào lưu và một cơn sốt khi mà hàng trăm loại sản phẩm có in hình mặt cười được sản xuất. Nhưng đáng tiếc, cha đẻ của Smiley chỉ nhận được một khoản tiền là 45$. Trong khi đó, Franklin Loufrani lại hàng trăm triệu đô mỗi năm từ nó sau khi đăng kí bản quyền hình mặt cười này.
Pet Rock
Có vẻ đây mới là phát minh ngớ ngẩn nhất mọi thời đại : Pet Rock. Năm 1975, Gary Dahl, một giám đốc phụ trách quảng cáo 38 tuổi, nói đùa với các bạn mình rằng anh sẽ bán những hòn đá cuội cất trong hộp giấy và gọi chúng là thú nuôi. Lời nói đùa này sau đó đã mang lại cho Dahl một số tiền khổng lồ.
Khi còn là giám đốc phụ trách quảng cáo của Los Gatos ở California, Gary Dahl nghe một trong những người bạn của mình than phiền về thú nuôi và chợt nghĩ rằng một… hòn đá sẽ là một người bạn đồng hành lý tưởng mà lại ít phải chăm sóc!
Dahl bắt đầu nghiêm túc nhìn nhận ý nghĩ tưởng như chỉ là bông đùa của mình và thực hiện nó. Ông viết một bản hướng dẫn chi tiết cách "chăm sóc, bảo quản" những hòn đá đó. Sau đó ông đóng gói những con "thú nuôi" trong những chiếc cũi bằng cát-tông nhỏ, để chừa lỗ thông khí và thêm một chiếc ổ rơm cho những người bạn nhỏ cảm thấy thoải mái.
Ông bắt đầu giới thiệu với mọi người “thú cưng” của mình ở một hội chợ vào năm 1975 với mức giá là 3.95$ - tương đương với 16$ vào thời điểm hiện tại. Chỉ trong sáu tháng, Dahl đã bán được hơn 5 triệu sản phẩm, và thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ vào khoảng 56 triệu đô với tỉ giá hiện nay. Trong những năm gần đây Pet Rocks đã xuất hiện trở lại trên Internet, nhưng nhiều người vẫn thích phiên bản của Dahl. Đúng là có trời mới biết đâu là phát minh đắt giá nhất lịch sử !
Theo GenK
Có thể bạn quan tâm: