Câu chuyện của người cha dưới đây truyền tải thông điệp ý nghĩa cho các bậc cha mẹ giáo dục và định hướng đúng đắn cho trẻ.
Đinh Đinh là đứa trẻ hiếu động, ham đọc sách và học hỏi những điều mới lạ. Thời gian gần đây, cậu bé xuất hiện thói quen xấu vô tư đọc to nội dung cuốn sách, thoải mái cười lớn ở những nơi công cộng khiến mọi người khó chịu.
Bé Đinh Đinh rất hiếu động và ham đọc sách. (Ảnh Mamatify)
Tuy nhiên, tiểu Đinh chỉ mới là đứa trẻ vì thế cậu thoải mái biểu lộ cảm xúc của mình mà chưa ý thức được sự bất tiện với người xung quanh. Là người cha nghiêm khắc, cha của tiểu Đinh quyết định giáo dục con bằng cách “bỏ mặc” tại nhà ga xe lửa để bé va vấp và tự rút ra bài học cho bản thân.
Một lần trên chuyến tàu trở về nhà, Đinh Đinh phải chịu đựng sự ồn ào nơi đông người, họ to tiếng nói chuyện cho nhau nghe. Điều này khiến bé khó chịu, nhăn mày cau có và tỏ vẻ không hài lòng. Thay vì mở lời nhắc nhở, Đinh Đinh điềm tĩnh “đáp trả” bằng cách đọc to nội dung cuốn sách nhằm át tiếng mọi người.
Không hài lòng với hành động của cậu con trai, người cha yêu cầu bé đem hành lý xuống tàu và nói: “Con trai, con thích đọc sách và muốn đọc to cha rất ủng hộ. Tuy nhiên, ở nơi công cộng mọi người cần tôn trọng nhau. Con hãy ở đây, tự nhận ra lỗi làm và sửa đổi, sau đó chúng ta sẽ về nhà’”.
Đêm đó, hai cha con ở lại trạm chờ, việc Đinh Đinh khóc nhiều khiến mọi người chú ý, họ hỏi han và chỉ trích người cha vô tâm. Tuy nhiên, khi biết được dụng ý ai nấy đều ủng hộ và tán thành phương pháp giáo dục con của anh.
Hình ảnh người cha và bé tiểu Đinh ở nhà ga. (Ảnh Mamatify)
Ngày hôm sau, trên quãng đường trở về nhà mặc dù ồn ào và lộn xộn song Đinh Đinh không tỏ vẻ khó chịu và lớn tiếng nữa. Cậu bé ý thức được việc làm của mình và nhắc nhở bản thân về những lời dạy bảo của cha.
Ngày nay, chúng ta thường thấy cảnh tượng những đứa trẻ gào khóc ở nơi công cộng. Nhiều người cho rằng “trẻ nhỏ chỉ cần nịnh ngọt và dỗ dành là xong”. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm hình thành tính ỷ nại của trẻ.
Từ bài học của người cha trong câu chuyện, các bậc phụ huynh hãy tìm phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiệu quả thay vì suy nghĩ dỗ dành, dọa nạt hay đánh mắng.