Đàn ông mới là người đầu tiên xỏ chân vào giày cao gót Các nhà nghiên cứu cho biết, vào thế kỷ 10, những người đàn ông xứ Ba Tư muốn cưỡi ngựa phải sử dụng giày cao gót để cố định chân vào những chiếc kiềng gắn với yên ngựa. Thuở ấy, việc sở hữu ngựa đồng nghĩa với việc chủ nhân là một người giàu có. Do đó, giày cao gót được sử dụng như một công cụ để phân biệt địa vị và tầng lớp trong xã hội chứ không phải giới tính. |
Giày đế bằng được người Hy Lạp cổ đi để phân biệt nhân vật trong kịch Trong các vở kịch của Hy Lạp khi xưa, diễn viên sử dụng giày để phân biệt các loại nhân vật khác nhau. Những người đi sandal chiến binh hay giày đế bằng cao thường vào vai bi kịch. Trong khi đó, đối với các vai hài kịch, diễn viên chỉ đi tất không. |
Giày sneaker được đặt tên như vậy vì đế của nó không tạo ra tiếng ồn Vào những năm cuối thập niên 1800, mọi người bắt đầu gọi những đôi giày đế cao su là "sneaker". Đây là cách chơi chữ bởi "sneak" có nghĩa là lén lút, nhằm ám chỉ đế giày không tạo ra tiếng động trong khi di chuyển. |
Giày đế đỏ của Christian Louboutin được lấy cảm hứng từ tác phẩm của họa sĩ Andy Warhol Năm 1993, Christian Louboutin muốn tạo ra một đôi giày lấy cảm hứng từ bức vẽ "Flowers" của họa sĩ nổi tiếng Andy Warhol. Tuy vậy, khi mẫu concept đầu tiên ra lò, nhà thiết kế vẫn không hài lòng vì cảm thấy bức vẽ kia đem lại cảm xúc mạnh mẽ hơn. Trong lúc nhìn quanh để suy nghĩ, ông thấy người trợ lý đang sơn móng tay màu đỏ. Ngay lập tức, Christian Louboutin đã vớ lấy lọ sơn móng tay và phủ hết màu lên đế của chiếc giày. Từ đó, dòng giày mang lại tên tuổi cho nhà thiết kế này luôn có phần đế màu đỏ quyến rũ. |
Giày phản ánh thu nhập của phụ nữ tại công sở Theo một nghiên cứu trên 6.750 người phụ nữ của website Beso.com vào năm 2013, 71% phụ nữ không bao giờ đi giày cao gót đi làm được trả lương chưa đầy 40.000 USD một năm. Trong khi đó, 21% người đi giày cao gót tới công sở hàng ngày kiếm được từ 150.000 USD trở lên một năm. |
Chứng nghiện giày không phải chỉ bị ảnh hưởng bởi thói quen cập nhật xu hướng Suzanne Ferriss, tiến sĩ tâm lý kiêm biên tập viên của cuốn sách "Footnotes: On shoes", cho biết chứng nghiện mua giày của phụ nữ chịu ảnh hưởng từ một khu vực nằm ở vỏ não, phía trước trán có tên gọi là "điểm thu gom". |
Audrey Hepburn có thể coi là người đầu tiên lăng xê cho mốt giày lười Nữ minh tinh biến đôi giày lười trở thành một trong những dáng giày được yêu thích nhất qua thời gian sau khi đi nó trong bộ phim "Funny Face" vào năm 1957. Bà đã xỏ đôi giày này cùng với chiếc áo da hiệu Ferragamo khi hóa thân thành nữ nhân viên dị ứng với thời trang . |
Giày Dr. Martens khi xưa chỉ phục vụ cho tầng lớp lao động Đôi giày Dr. Martens đầu tiên được làm ra bởi một bác sĩ người Đức tên Klaus Märtens và bạn của ông là Dr. Funck, người sáng tạo ra chiếc đế đệm không khí đặc trưng cho giày của hãng. Thương hiệu Anh này sau đó tung sản phẩm đầu tiên vào năm 1960. Nó được quảng cáo như một đôi giày ổn định dành cho các nhân viên đưa thư, cảnh sát và công nhân, rồi dần trở nên phổ biến vào những năm 1970 khi phong trào phản văn hóa cùng nhạc punk lên cao. |
Salvatore Ferragamos sáng chế ra giày đế xuồng khi Italy bị các nước xử phạt kinh tế Giày đế xuồng được hãng Italy tạo ra vào những năm 1940 khi không thể mua được sắt để gia công. Salvatore Ferragamo từng tâm sự: "Tôi đã phải thử nghiệm với những miếng bấc Sardinia (một đảo ở Italy) rồi cắt dỉa, dán, lấp đầy từng khoảng trống trong chiếc đế". Chỉ sau vài tuần, mẫu giày này trở thành một trong những thiết kế "hot" nhất theo thời gian. |
Giày Jeffrey Campbell do người cùng tên thiết kế chứ không phải chỉ tên thương hiệu như tin đồn Tên tuổi của hãng giày này được nhiều người biết đến trong nhiều năm. Tuy vậy, danh tính của người tạo ra những mẫu giày cá tính này vẫn còn là một bí ẩn. Nhiều người cho rằng Jeffrey Campbell chỉ là một cái tên dùng để đại diện. Tuy vậy, mới đây, một số nguồn tin cho biết, Jeffrey Campbell là người hoàn toàn có thật. Năm 2013, trang Buzzfeed từng đề nghị phỏng vấn ông nhưng bị từ chối. Người đại diện của hãng đưa ra lý do chủ nhân của những đôi giày Jeffrey Campbell "muốn giữ kín danh tiếng và chỉ muốn những đôi giày và các cô gái đi nó đại diện cho tiếng nói của mình". |
Thành Trương