Nghệ nhân làm mũ đầu tiên
Mũ là một vật dụng đa chức năng. Chúng không chỉ được dùng để bảo vệ đầu, xuất phát từ các lý do nghi lễ hoặc tôn giáo hoặc vì lý do an toàn hoặc được dùng như một phụ kiện thời trang.
Mũ nón cho phụ nữ bắt ra đời từ thời Trung Cổ khi nhà thờ ra lệnh rằng tóc của họ phải được che phủ.
Thuật ngữ 'milliners' đến từ thành phố Milan- Ý, nơi kể từ năm 1700 đã cho ra đời những chiếc mũ chất lượng tốt nhất. Trong thế kỷ 18, những milliners- người làm trang phục cho nữ không chỉ bó gọn sản xuất trong nội bộ gia đình mà mở rộng thành lập các xưởng làm mũ chuyên nghiệp phục vụ cho cộng đồng. Ngày nay, milliner là danh từ để chỉ riêng những người làm mũ. Trong thế kỷ 18, một milliners không chỉ làm mũ mà còn kiêm nhiệm luôn công việc của một stylist. Bởi những chiếc mũ không chỉ tạo ra để tô điểm thêm cho trang phục mà còn phải phối hợp ăn ý với các chất liệu ren, họa tiết và phụ kiện khác để tạo nên một chỉnh thể.
Những kiểu mũ trong lịch sử
Mũ theo phong cách 'cô gái chăn cừu ' đã được phổ biến trong suốt thế kỷ 18, với độ rộng vành khác nhau. Những chiếc mũ thiết kế rộng vành để tránh ánh nắng mặt trời. Khi mà ô chưa phải là một phụ kiện thời trang phổ biến trong thời gian này .
Vào những năm 1770 ( khi tóc giả khổng lồ rất thịnh hành), nón trùm đầu kiểu calash được đeo để bảo vệ kiểu tóc cao trước ảnh hưởng của thời tiết. Mũ được thiết kế đóng mở nhờ những sợi dây gỗ nối bên trong lớp vải lụa, taffeta cao cấp khâu cùng dây buộc để giữ cho nón khỏi bay trước gió.
Sau cuộc Cách mạng Pháp 1789, thị hiếu về mũ thay đổi sang các loại vải đơn giản hơn, dự báo cho những phong cách dân chủ hơn theo sau. Cotton đã được giới thiệu như một loại vải thời trang.
Mũ cotton đơn giản cho nữ giới được trang trí với một dải ruy băng riêng biệt đã trở thành thời trang cho mọi giai cấp trong xã hội. Riêng giai cấp quý tộc tinh hoa vẫn chuộng đội mũ chóp cao trang trí cùng dây buộc rộng bản vắt qua vành mũ. Mũ giảm nhiệt sau cuộc Cách mạng Pháp. Chúng chỉ gắn với thời trang của tầng lớp thượng lưu và được coi là phong cách dân chủ.
Mỹ kiểu turban (khăn xếp) được đưa vào thời trang Anh trong các năm 1790 và vẫn còn thịnh hành cho đến những năm 1820. Phong cách này được khơi nguồn cảm hứng từ tăng trưởng thương mại cho vải bông (cotton) giữa nước Anh với Ấn Độ thời gian này. Trong khi việc nước Anh bắt tay nhập khẩu bông với các nước khác như Ai Cập và Mỹ còn khá èo uột.
Thời trang mũ cuả phái đẹp Thế kỷ 19
Những năm 1810 là thời điểm mũ rơm xuất hiện. Mũ rơm ra đời là một hệ quả của việc khan hiếm hàng từ Italia, nơi có truyền thống cung cấp những chiếc mũ chất lượng. Ngoài ra, những chiếc mũ với giá thành vừa phải cũng trở nên thông dụng trên thị trường. Chúng được làm bằng bìa cứng, sau đó ép trong một máy lăn kim để tạo kiểu. Thí nghiệm với lụa phủ vải hồ cứng đã thành công để tạo ra một kiểu mũ mới. Chúng được sử dụng một thời gian ngắn trong những năm 20 của thế ký 19. Để bắt mắt hơn, những chiếc mũ kiểu này được trang trí bằng chùm lông trên vành mũ và dây buộc bằng lụa.
Năm 1830 mũ ngày càng to bản. Một vành lớn ôm trọn khuôn mặt của người mặc từ phía trước và che phủ hai bên. Một tấm màn che bảo vệ khuôn mặt cũng như làn da mỏng manh của người phụ nữ trước những ánh mắt và tia nắng mặt trời.
Kích thước vành mũ giảm đáng kể trong những năm 1840 nhưng vẫn còn bao phủ hầu hết tóc và mặt của người mặc.
Từ những năm 1850 giữa độ sâu của chóp mũ giảm để lộ ra khuôn mặt và tóc của người phụ nữ. Thậm chí đến năm 1865, mũ còn trở nên nhỏ hơn và được gọi là Fanchon. Những chiếc mũ rơm hoặc tơ tằm giai đoạn này còn nhỏ hơn cả một mảnh hình tam giác, thường với dải ruy băng rộng cài trước cằm của người đội.
Mũ Fanchon năm 1958.
Cuối những năm 1850phong cách mũ chăn cừu của thế kỷ 18 được hồi sinh với dáng mũ rộng vành và chóp nông.
Từ năm 1860 lông đã trở thành một yếu tố thời trang không thể thiếu đối với mũ, ngoại trừ thời tiết lạnh. Do giảm chức năng che chắn và tăng tính chất làm đẹp làm điệu, mũ giảm kích thước trong nửa sau thập kỷ 60 thế kỷ 19. Phong cách mới này được ví như hình chiếc thìa bởi chóp mũ rất nông. Phần chóp đỉnh của mũ có thể được trang trí với hoa để tăng phần nữ tính cho người phụ nữ.
Những chiếc mũ vứi thiết kế gắn lông và đính hoa trang trí phía trước những năm 1860.
Trong suốt những năm 1860, hàng loạt kiểu mũ đa dạng đã xuất hiện thường trực trong tủ quần áo của các quý cô và trở thành những kiểu mẫu truyền thồng. Chúng bao gồm kiểu mũ nhỏ dáng hộp vành tròn, mũ có chóp cao, mũ mấn búp bê nhỏ... Những chiếc mũ mấn được trang trí bằng lông gà, đội ở phía trước bộ tóc đồ sộ mà phụ nữ chuộng làm thời kỳ này.
Kiểu mũ nhỏ dáng hộp vành tròn.
Chiếc mũ mấn được trang trí bằng lông gà, đội ở phía trước bộ tóc đồ sộ mà phụ nữ chuộng làm thời kỳ này.
Trong suốt những năm 1870 và 1880, mũ vành và nón trùm đầu là kiểu dáng hợp thời trang. Những phụ nữ khiêm tốn và kín đáo hơn thường ưa thích mũ trùm đầu. Điểm đặc biệt là mũ trùm đầu thường được mặc định dành cho người đàn bà có chồng.
Mũ chóp cao những năm của các quý cô 1880 trông như nóc của một tòa nhà. Phong cách này như là một sự hồi sinh của kiểu mũ dành cho nữ giới cuối thế kỷ 18. Cũng có thể coi đây là một bản sao của phong cách mũ đàn ông cùng thời kỳ.
Quần áo và mũ theo kiểu nam tính của phụ nữ phổ biến trong những năm 1890 thông qua các hoạt động thể thao. Kiểu mũ 'Boaters' và 'Trilbys', trước đây được coi là nam tính, bây giờ đã được chấp nhận trừ những dịp bắt buộc mặc trang phục váy như khi khiêu vũ.
Mũ thu nhỏ kích cỡ vào giữa những năm 1890 và sau đó lại tăng chiều rộng vành một lần nữa với nhiều chi tiết trang trí cầu kì vào đầu năm 1900.
Những chiếc mũ vẫn tiếp tục biến đổi qua từng năm tháng trong lịch sử thời trang thế kỉ 20, giúp phái đẹp yêu kiều duyên dáng hơn. Để biết thêm trong thế kỉ 20, các kiểu mũ phong phú, đa dạng và ngày càng có công năng cao hơn thế nào, mời các bạn đón đọc phần II của '1001 kiểu mũ trong lịch sử thời trang phái đẹp' trên mục thời trang của Eva.