Thức ăn giàu đạm, béo, đường, bánh mứt dự trữ lâu ngày, rượu, bia, nước ngọt có thể khiến dạ dày của bạn bị quá tải và ngộ độc trong mùa lễ tết sắp tới. Ăn uống thế nào để tránh nguy cơ trên?
Ngày lễ tết, các bữa ăn thường thiên về nhóm bột đường, đạm và chất béo mà thiếu mất nhóm vitamin, chất xơ. Sự mất cân đối về dinh dưỡng cùng với việc bảo quản, chế biến không an toàn là nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.
4 thói quen ăn uống giết chết dạ dày ngày lễ tết
Cuối năm là dịp lý tưởng để ăn uống nhậu nhẹt. Tổng kết, hội nghị khách hàng, tất niên linh đình… đi đến đâu bạn cũng được đãi đủ thứ món ngon, rượu thịt ê hề nên khó có thể kiểm soát được việc ăn uống. Dưới đây là 5 thói quen ăn uống có hại cho tiêu hóa mà bạn cần quan tâm:
1. Thức ăn dự trữ quá lâuTích trữ nhiều thức ăn trong ngày lễ vốn là thói quen của nhiều người. Theo các nhà dinh dưỡng, thực phẩm được tích trữ lâu ngày, dù là được bảo quản trong tủ lạnh cũng không tốt. Thịt heo, bò, gà để lâu không những không còn vị thơm ngon vốn có mà mất tính dai tự nhiên, có thể giảm đến 80% lượng đạm. Đồng thời, việc mở tủ lạnh lấy thức ăn thường xuyên còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
Các món chế biến sẵn từ thịt như giò, chả để lâu, không đủ độ lạnh, quy trình chế biến bẩn… sẽ bị nhiễm vi khuẩn E. coli, Bacilus cereus. Khi ăn phải có thể bị ngộ độc biểu hiện bằng hội chứng viêm dạ dày, đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, phân có máu, nôn mửa, sốt, mệt do thiếu dịch và điện giải.
2. Thức ăn đun lại nhiều lầnCác món ăn ngày lễ luôn nhiều hơn hẳn ngày thường. Nấu nướng nhiều dẫn đến tình trạng ăn không hết, nhiều người chọn cách bảo quản và đun nóng lại cho bữa sau.
Tuy nhiên, thức ăn chỉ nên sử dụng ngay sau khi đã chế biến hoặc trong vòng 48h, nếu lưu lâu ngày đồng nghĩa với số lượng vi khuẩn gia tăng, nguy cơ ngộ độc là rất lớn.
Ngoài ra, các vi chất, chất dinh dưỡng và vitamin thường bị nhiều yếu tố lý – hóa như oxygen, nhiệt độ, ánh sáng hủy hoại. Đặc biệt không còn men enzyme nào tồn tại vì các men này chỉ có trong thức ăn tươi sống hoặc nấu chín vừa đủ.
3. Ăn quá nhiều thịtTheo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn tập trung một món trong cùng một bữa cũng không tốt. Mỗi bữa ăn chỉ nên có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường (cơm, bánh mì, phở, bún…), đạm (thịt, cá, trứng…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…) và vitamin (rau – củ – quả). Tuy nhiên, các ngày lễ tết bạn chỉ ăn các món chế biến từ thịt, chả rất giàu đạm, chất béo, trong khi mỗi ngày, cơ thể đàn ông chỉ cần 60-70g các chất này. Thịt và mỡ nạp vào quá nhiều, dạ dày, tuỵ gan luôn phải làm việc quá sức, tiết nhiều enzym để tiêu hoá và chuyển hoá thức ăn sẽ gây ra đầy bụng hay viêm tuỵ cấp, gan nhiễm mỡ. Hậu quả là bạn luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa và dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nên tăng các món thủy hải sản, salad, lẩu, gỏi… thay vì chỉ ăn thịt.
Không thể thiếu trong các bữa ăn ngày lễ là rượu, bia và nước ngọt. Nhiều người thường nhậu đến quên ăn, hậu quả là:
- Lượng ethanol cao trong máu trên 100mg/dl): có biểu hiện ngộ độc nhẹ.
- Trên 300mg/dL: gây hôn mê, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, chấn thương.
- Trên 400mg/dL: gây hạ thân nhiệt suy hô hấp có thể tử vong.
Nước ngọt có gas cũng không phải là thức uống tốt cho bạn vì chúng chỉ đưa vào cơ thể một lượng đường hoá học hay tự nhiên, chất gây sinh hơi, đôi khi có thể bị nhiễm các chất độc như kim loại nặng, các hoá chất hữu cơ như povinylchlorides, các thuốc màu, mùi thơm, nấm vi sinh vật… chứ không có thành phần dinh dưỡng cần thiết. Cùng với rượu bia, nước ngọt sẽ làm các triệu chứng tim mạch, đái tháo đường, dạ dày… trở nên tồi tệ hơn.
Theo Himmag