Mai Linh (nickname Linh Zuto), hot streamer gây bão công đồng game Việt nhờ cách nói chuyện dí dỏm, hài hước, tung hứng vô cùng thoải mái. Không chỉ xinh đẹp, cô gái gốc Yên Bái này còn khiến fans ngưỡng mộ bởi thành tích học tập "siêu giỏi. Xinh đẹp lại tài năng, thế nhưng cô bạn tiết lộ, bản thân đã “bị ế” trong suốt 4 năm Đại học.
Thegioitre.vn đã có buổi trò chuyện thú vị với cô bạn này!
- - Trước tiên, mình muốn hỏi về nickname Zuto của bạn. Tại sao bạn lại có nickname này?
- Xin chào mọi người. Nickname mai linh zuto này thì thực ra xuất phát từ cuộc chơi game với mọi người thôi.
Mình chơi game với nhóm các bạn có những cái tên liên quan đến các bộ phận của người ví dụ như là: Tùng mông mẩy, Vũ ti hồng, nói chung là rất nhiều các bộ phận đấy nên tự nhiên mình lóe lên: À, mình đặt tên là Mai Linh Zuto đi. Thế là mình đặt tên là Mai Linh Zuto và cái tên đó gắn liền với mình cho đến thời điểm hiện tại.
- - Được biết đến với vai trò là một streamer game xinh đẹp, chắc hẳn Linh Zuto chơi game rất giỏi. Bạn có thể kể một số game mà bạn thường chơi ?
- Mình chơi một số bộ môn như là Liên Minh huyền thoại, BUBG và một số các tựa game khác liên quan đến game sinh tồn và các loại game bắn súng.
- - Con gái chơi game, lại đi thi nữa, không biết các bạn nam game thủ nghĩ thế nào nhỉ ?
- Thật ra mình cũng đã từng tham gia một số cuộc thi về game như Liên Minh Huyền Thoại, đấy là một trong số những game mà mình chơi giỏi nhất. Các bạn nam khi biết mình thi một số cuộc thi như thế, các bạn ấy chắc sẽ có một phần ngưỡng mộ và ngạc nhiên và khá nể phục. Mình được ngưỡng mộ thì mình cũng thích chứ! (cười)
- - Cơ duyên nào đưa Linh đến với công việc streamer vậy?
- - Khi mình chơi game thì mình mong muốn người ta sẽ nhìn thấy mình chơi hay như thế nào, mình chơi có gì mới lạ không, mình tự mong muốn là strem để các bạn xem mình. Mình cùng được tham gia cùng với nhóm các bạn cũng là streamer, thúc đẩy mình chơi game. Stream để cho mọi người có những giây phút vui vẻ.
- - Mình biết có rất nhiều bạn chơi game mà bỏ bê học tập, kết quả học tập yếu kém, nhưng Linh thì khác. 12 năm liền đạt học sinh giỏi, lại có điểm thi đầu vào đại học khá cao, bạn có thể chia sẻ bí quyết của mình cho các gamer cùng học tập chứ?
- Bởi vì bản thân mình xuất thân là 1 người con gái dân tộc, ở Yên Bái, khi xuất phát điểm thấp hơn các bạn nên tự bản thân mình sẽ có nỗ lực để học tập thật giỏi để sau này khỏi phải khổ nữa.
Mình nghĩ tất cả các bạn ở vùng quê nghèo khó đều có suy nghĩ như thế và sẽ giành thời gian học nhiều hơn thời gian chơi game. (cười).
- - Ngoài chơi game, Linh cũng rất thích đá bóng, và bạn cũng từng đi thi các cuộc thi đá bóng của trường. Vậy cầu thủ nào là người bạn mến mộ?
- Cầu thủ mình ngưỡng mộ nhất là Ronaldo. Mình thích Ronaldo bởi vì anh ấy là một người có nghị lực phi phàm, đẹp trai, body đẹp, có chuyên môn.
- - Đã tham gia học tập tại trường Bách Khoa, Linh có thể chia sẻ một số kỷ niệm "đáng yêu" và "đáng ghét" của các "sắn" Bách Khoa cho mọi người cùng biết?
- Kỉ niệm đáng yêu nhất mà mình cảm thấy là mình chọn không sai trường đó là khi mình bước chân vào đại học Bách Khoa Hà Nội, mình thi ngay vào đội tuyển bóng đá nữ của trường. Cảm giác khi mình đi bóng, rê bóng, các bạn đứng ở bên cạnh trầm trồ ngưỡng mộ khi đấy thấy mình thật tự hào, sung sướng quá. (cười)
Một điều nữa là ở Bách Khoa các bạn nam khá nhiều, mình có cảm giác các bạn ấy rất thoải mái về tính cách nên mình không phải suy nghĩ sẽ phải ăn nói như thế nào cho nó vừa lòng. Các bạn nữ thì mình không có ý chê các bạn nữ nhiều chuyện mà thường thì các bạn nữ mong muốn mình có thể nói chuyện với các bạn ấy làm sao cho nó hợp lý, nhẹ nhàng hơn, không động đến lòng tự ái của các bạn ấy. Còn các bạn nam rất thoải mái và dễ chịu.
Chuyện đáng ghét là vì mình là "sắn" của Bách Khoa nên các bạn nam coi như con trai luôn. Các bạn nam muốn yêu một người nhẹ nhàng, nữ tính mà cái đó lại không có ở bản thân mình, nên cũng thấy bị ế. Nhiều khi tủi thân lắm! (cười).
- Cảm ơn Mai Linh về những chia sẻ đáng yêu và thú vị vừa rồi. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống và nhanh thoát “ế” .