Công việc đầu tiên là phải thu thập chất liệu phù hợp ở các xưởng sản xuất da khác nhau. Đối với hãng All Saints, họ đã tìm đến 22 xưởng ở Italy mới có được loại vải ưng ý. Sau đó, nhà mốt sẽ bắt đầu tính toán đến việc phải gia công thế nào, từ chuyện cho thêm bao nhiêu dầu hay sáp cho đến màu sắc và độ dày, mỏng của vải. |
Khi đã có những tấm da hoàn chỉnh, nhà mốt bắt đầu đưa đến nhà máy. Để sản xuất ra được một chiếc áo da tốt, các hãng cần tối thiểu 20 nghệ nhân làm thủ công. |
Khi các tấm vải da được đưa tới nhà máy, chúng phải trải qua khâu kiểm tra chất lượng và phân loại. Những mẫu tốt sẽ tách riêng để đưa vào quá trình sản xuất. Kế đến, vải da sẽ được cắt. Trung bình, mỗi nghệ nhân cắt được 15-20 mảnh da một ngày, tùy thuộc vào độ phức tạp của trang phục. |
Sau đó, các mảnh da sẽ được chuyển sang khu may vá. Công việc này đòi hỏi hai nghệ nhân làm việc cùng nhau. Đầu tiên, một người có nhiệm vụ ráp từng phần vải với nhau nhờ cách gấp lại, dán bằng keo và dùng búa đập để cố định. Sau đó, người kia may chúng lại rồi đưa chỗ vừa làm xong ráp tiếp với mảnh vải khác. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi phom dáng trang phục được hoàn tất. |
Đến khi may xong, trang phục vẫn chưa đạt yêu cầu bởi kích thước sẽ rộng hơn một cỡ so với chuẩn. Lúc này, nó phải được giặt trong lồng chuyên dụng để có được kích cỡ và bề mặt như ý. |
Sau khi hoàn tất, các mẫu áo da sẽ được đưa tới cửa hàng để bán. |
Thành Trương
Ảnh: AllSaints