Bức tranh hoàng kim của thời trang Ý thập niên 50
Những năm 50 của thế kỷ 20 được coi là trang sử hoàng kim của thời trang Italia khi hầu hết các ngôi sao của Hollywood đều đổ xô tới Rome và Florence để chụp ảnh và phô trương những bộ đồ hợp mốt nhất. Ngày nay, không nhiều người còn nghĩ tới Rome như là kinh đô của thời trang thế giới, tuy nhiên có vẻ như điều đó đang dần thay đổi.
Vào thời đại của Dolce Vita, những “cư dân” Hollywood thường xuyên có mặt ở Rome và Florence. Các tay săn ảnh chẳng khó khăn gì khi tìm Audrey Hepburn, cô đào nổi tiếng này có thói quen dành trọn cả ngày ở các tiệm bán giầy cao gót. Và hầu hết các diễn viên khác cũng vậy, họ chả buồn ngó nghiêng gì tới các tác phẩm nghệ thuật cũng như kiến trúc nổi tiếng của những thành phố này mà chỉ mải mê tới các thương hiệu thời trang như Gucci hay Roberto Cappucci.
Cô đào Audrey Hepburn luôn đến Rome để tìm kiếm những bộ đồ thời trang mà không ở đâu trên thế giới có ngoài Italia.
Bên cạnh những minh tinh từng xuất hiện ở Rome để nói lên sự xa hoa của thời trang nơi đây thì lại có một hình ảnh thú vị khác ghi lại khoảnh khắc “ông thợ giày” Salvatore Ferragamo đang sắp xếp bộ sưu tập những mẫu chân của các minh tinh nổi tiếng, được ghi tên rõ ràng bằng bút mực đen, có thể kể tới như: Rita Hayworth, Sophia Loren hay Greta Garbo – nữ công tước xứ Windsor. Có thể thấy, ngay cả những thợ làm giầy bình dị ở Rome cũng phục vụ cho những tầng lớp thượng lưu trên thế giới.
Hình ảnh một thợ sửa giầy ngồi bên những mẫu chân của các ngôi sao trên thế giới để thấy nền thời trang Italia từng là số 1 so với các lãnh địa thời trang khác như Paris, London hay New York.
Tuy nhiên, xu hướng đã dần thay đổi và thời trang Ý nằm trên bờ vực của sự lãng quên. Trong khi thời trang London nổi lên với hàng loạt những nhà thiết kế trẻ thì Milan chẳng còn được các ngôi sao lựa chọn để xuất hiện trên thảm đỏ. Những ánh hào quang của thời kỳ Dolce Vita chỉ còn lại vài cái tên già cỗi như Giorgio Armani - nay đã 79 tuổi, Roberto Cavalli – 73 tuổi hay Dolce and Gabbana. Một ngoại lệ có thể kể đến như Miuccia Prada – đã 64 tuổi vẫn trình làng bộ sưu tập thời trang Miu Miu khá ăn khách nhưng khách hàng hầu hết đều tới từ Paris chứ không phải là Milan. Vào tháng Giêng năm nay, bằng chứng về sự khủng hoảng bản sắc Italia đã thể hiện rõ ràng, Jane Reeve – một người Anh nhận chức giám đốc điều hành mảng thời trang tại Ý.
Tuy nhiên, Italia từng đánh mất vị thế của mình vào tay London khi Milan không còn là điểm đến của nhiều nhà thiết kế trẻ tài năng.
Mặc dù các nhà thiết kế Italia đã tìm đủ mọi cách để thay đổi thì xu hướng thời trang của họ vẫn còn quá bảo thủ, ngay cả Roberto Cavalli cũng chỉ tung ra vài mẫu váy da báo nhàm chán. Thực tế là những bộ sưu tập của người Ý trong thời gian gần đây đều chẳng hề thu hút được sự chú ý của công chúng, “gu” ăn mặc Nancy Dell’Olio, Silvio Berlusconi hay thậm chí cả vị thủ tướng mới nhậm chức Matteo Renzi đều mang phong cách quá già cỗi.
Vô vàn những tấm ảnh đẹp về thời trang Ý vẫn còn được lưu giữ trong thư viện Locchi ở Florence. Ở đó, họ có thể tìm thấy những minh tinh nổi tiếng nhất của Hollywood như Greta Garbo, Wallis Simpson, Henry Fonda, Ingrid Bergman, Lauren Bacall, Humphrey Bogart hay Maria Callas. Đó cũng là một trong những ánh hào quang còn sót lại của một “Italia đầy quyến rũ”.
Jean Reeve - nhà thiết kế hồi sinh thời trang Ý
Vậy đâu là phong cách thời trang Ý? Có thể nói đó là “sự phối hợp của màu sắc và kết hợp của các chất vải”, tất cả những thứ đó liên kết với nhau để trở thành mô hình của sự gắn kết. Thời trang Ý chính là: cổ áo dệt kim trắng là thật phẳng, đồng hồ vàng lấp lánh dưới tay áo sơ mi lụa đắt tiền, quần ống dạ đi cùng giầy đánh xi bóng loáng. Đó được coi là nguyên mẫu kinh điển mà Gianluca Vialli đem tới nước Anh khi ông ký hợp đồng với Chelsea vào năm 1996. Thời trang Ý mang theo triết lý “Xã hội Ý, văn hóa Ý có nguồn gốc từ những năm 30, sự đàng hoàng của cá nhân mang ý nghĩa tối thượng”.
Tại bảo tàng Ferragamo ở trung tâm Florence, có nhiều bộ sưu tập thời trang khá ấn tượng nhưng lại có nhiều nét tương đồng, từ những bộ váy mà Marilyn Monroe đã từng mặc tới bộ Vara được “bà đầm thép” Margaret Thatcher một thời ưa chuộng. Stefania Ricci – giám đốc bảo tàng chia sẻ rằng: khi bà còn trẻ và còn làm tại bảo tàng Mode ở Paris, hầu hết các phụ nữ đều thích mua sắm quần áo trên đường phố và phối chúng lại với nhau theo ý thích, nhưng thay vào đó phụ nữ Ý thường chỉ mua những bộ đồ với kiểu cách giống nhau tới mức nghèo nàn.
Phong cách thời trang mang tính hệ thống đã chi phối tại Italia qua nhiều thế kỉ. Buổi trình diễn thời trang thương mại đầu tiên tổ chức tại Florence vào năm 1950 do Giovanni Battista Giogini tiến hành. Ông cũng là người đã xuất khẩu hàng hóa của Ý đi khắp các cửa hàng tại Mỹ. Giogini đã chinh phục thế giới với khẩu hiệu “Made in Italy” vào những năm 70-80 đồng thời mang tới cho mọi người một phong cách hoàn toàn cổ điển của người Italia. Cháu trai của Giogini – Neri Fadigati đã giải thích rằng Giogini mang trong mình tình yêu với đất nước, vào những năm 1800 ai cũng tình nguyện ra mặt trận, tinh thần đó cần phải được giữ gìn và phổ biến.
Hình ảnh Valentino và các người mẫu tại 'the Trevi Fountain', Rome năm 1967.
Jean Reeve là người đứng mũi chịu sào của thời trang Ý hiện nay chưa hề nghe nói về tinh thần của Giorgini nhưng nhiệm vụ của cô cũng không có nhiều khác biệt: luôn phải thuyết phục các tạp chí thời trang, người tiêu dùng rằng thời trang cổ điển Ý vẫn luôn giữ vai trò quan trọng. Tại tuần lễ thời trang Milan, Jean xuất hiện trên Poster quảng cáo khổng lồ với slogan: “Tái sinh”.
Mô típ thiết kế của Ý thể hiện rõ ràng đến nỗi người ta có thể dùng nó để xác định mốc thời gian từ những năm 1910. Từ những bản in mẫu của Pucci trong thập kỷ 50 tới cấu trúc thời trang của Roberto Capucci trong những năm 50-60. Những hình zigzag của Missoni trong thập kỷ 70 cho tới những bộ Vest của Armani vào những năm 80 và gần đây hơn là sự quyến rũ của những bộ đồ Versace và Tom Ford của Gucci vào năm 90, và hơn nữa là những món đồ da của Prada. “Ý là cái nôi của những nhà thiết kế trẻ” – Reeve chia sẻ.
Thời trang Ý cũng mang tính ‘nối dõi truyền thống’ rất cao, khi một nhà thiết kế nghỉ hưu, thương hiệu thời trang thường được truyền lại cho những thế hệ sau như nhà Missoni hay Versace. Bên cạnh đó cũng có một vài ngoại lệ như Frida Giannini – nhà thiết kế trẻ tại Gucci hay Pierpeolo Piccioli của nhà Valentino. Ở cương vị giám đốc điều hành, Jean Reeve đối mặt với nhiều thử thách, “Với thời trang, bạn phải mang tới cái gì đó độc đáo” – cô nói, tuy nhiên nhiều nhà thiết kế lừng danh lại khuyên cô giữ lại nét đặc trưng của thời trang Ý, thật khó để kết hợp cả hai yếu tố đó.
Hướng đi mới của Jean Reeve là kết hợp họa tiết mắt mèo và bộ suit đã tạo nên hướng đi mới cho thời trang Italia.
Rốt cuộc, Jean cũng đã tìm ra một hướng đi khả quan: họa tiết mắt mèo kết hợp với nhưng bộ suite. Đây là sự kết hợp giữa những họa tiết rực rỡ với phong cách cổ điển Ý, được sắp xếp một cách khéo léo để đưa ra cái nhìn hoàn toàn mới. “Phong cách Ý đang thay đổi từ một truyền thống rất nghiêm ngặt” và “Chúng tôi mới chỉ đang bắt đầu lại những truyền thống từ thập kỷ 50 và 60, chặng đường phía trước còn rất dài” – Jean nói.